Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu Mĩ đo lường nồng độ vitamin D (25D) ở 18,883 đối tượng (nam và nữ) tuổi từ 12 trở lên. Sau đó, họ hỏi mỗi tình nguyện viên trong nghiên cứu câu sau đây: “In the past few days, have you had a cough, cold, or other acute illness?” (Trong vài ngày qua, bạn có bị ho, cảm lạnh, hay một bệnh cấp tính nào khác”). Kết quả cho thấy trong số 18883 người, có 19% (95% CI: 18-20) bị cảm cúm. Không có khác biệt nào đáng kể giữa nam (18%) hay nữ (20%). Cũng chẳng có khác biệt nào đáng kể giữa người béo phì hay không béo phì. Như kì vọng, tỉ lệ bệnh cảm cúm cao trong mùa đông (26%) so với mùa xuân (18%), thu (21%), và mùa hè (13%).
Chúng ta biết rằng mùa hè là mùa mà nồng độ vitamin D trong máu tăng cao. Cho nên các nhà nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa tỉ lệ cảm cúm và nồng độ vitamin D. kết quả phân tích (bảng sau đây) cho thấy khi nồng độ vitamin D trong máu giảm, nguy cơ mắc bệnh cảm cúm tăng. Người có nồng độ vitamin D trong máu 30+ ng/mL trở lên có tỉ lệ bị cảm cúm thấp nhất (17%) so với người có nồng độ dưới 10 ng/mL (24%).
Ref:Ginde AA, et al. Association between serum 25-hydroxyvitamin D level and upper respiratory tract infection in the Third National Health and Nutrition Examination Survey. Arch Int Med 2009; 169:384-390.
“Câu chuyện” về vitamin D và bệnh truyền nhiễm đang trở thành một đề tài nóng trong y khoa, ít ra là trong ngành nội tiết. Ai cũng biết ảnh hưởng “cổ điển” của vitamin D là điều phối chuyển hóa của calcium, và do đó tác động trực tiếp đến xương. Từ thế kỉ 19, người ta thấy trẻ em thiếu vitamin D bị chứng còi xương. Khi các bệnh nhân còi xương được cho phới nắng, họ dứt bệnh. Liệu pháp điều trị trời cho!
Nhưng mấy năm gần đây, người ta phát hiện rằng thụ thể vitamin D (tức VDR) hiện diện khắp các mô và tế bào trong cơ thể. Vitamin D đóng vai trò kiểm soát và điều phối gần 1000 gien trong cơ thể chúng ta. Đây là một loại hormone bận rộn nhất.
Một phát hiện có lẽ “sensational” nhất là vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch nội tại (tức là innate immunity), nhất là mối liên hệ giữa vitamin D và peptide chống siêu vi khuẩn cathelicidin. Trẻ em bị còi xương thường thiếu cathelicidin và hay bị cảm cúm. Có ít nhất 200 virút là thủ phạm gây cảm cúm, sổ mũi, và ho. Do đó, giả thuyết đặt ra là vitamin D có liên quan đến cảm cúm. Kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy giả thuyết đó có cơ sở thực tế.
Hiện nay, vài đồng nghiệp trong nước và tôi đang chuẩn bị tiến hành một nghiên cứu về vitamin D và một số bệnh nhiễm trùng hay gặp ở nước ta. Hi vọng rằng qua những nghiên cứu mới nhất, chúng ta sẽ có một biện pháp phòng chống cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm hữu hiệu mà lại rẻ tiền. Nhưng thuyết phục bà con, nhất là nữ, phơi nắng ở nước ta không phải là chuyện đơn giản.
Riêng bạn nào thích phân tích dịch tễ học, tôi thấy nghiên cứu này là một cơ hội để thử xem các tác giả phân tích có đúng chưa. Dựa vào số liệu trong bảng trên, chúng ta có thể làm thử phân tích odds ratio của họ xem có đúng không? Nếu tính bằng risk ratio có thể kết quả sẽ khác. Làm sao để tính risk ratio?
NVT
“Câu chuyện” về vitamin D và bệnh truyền nhiễm đang trở thành một đề tài nóng trong y khoa, ít ra là trong ngành nội tiết. Ai cũng biết ảnh hưởng “cổ điển” của vitamin D là điều phối chuyển hóa của calcium, và do đó tác động trực tiếp đến xương. Từ thế kỉ 19, người ta thấy trẻ em thiếu vitamin D bị chứng còi xương. Khi các bệnh nhân còi xương được cho phới nắng, họ dứt bệnh. Liệu pháp điều trị trời cho!
Nhưng mấy năm gần đây, người ta phát hiện rằng thụ thể vitamin D (tức VDR) hiện diện khắp các mô và tế bào trong cơ thể. Vitamin D đóng vai trò kiểm soát và điều phối gần 1000 gien trong cơ thể chúng ta. Đây là một loại hormone bận rộn nhất.
Một phát hiện có lẽ “sensational” nhất là vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch nội tại (tức là innate immunity), nhất là mối liên hệ giữa vitamin D và peptide chống siêu vi khuẩn cathelicidin. Trẻ em bị còi xương thường thiếu cathelicidin và hay bị cảm cúm. Có ít nhất 200 virút là thủ phạm gây cảm cúm, sổ mũi, và ho. Do đó, giả thuyết đặt ra là vitamin D có liên quan đến cảm cúm. Kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy giả thuyết đó có cơ sở thực tế.
Hiện nay, vài đồng nghiệp trong nước và tôi đang chuẩn bị tiến hành một nghiên cứu về vitamin D và một số bệnh nhiễm trùng hay gặp ở nước ta. Hi vọng rằng qua những nghiên cứu mới nhất, chúng ta sẽ có một biện pháp phòng chống cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm hữu hiệu mà lại rẻ tiền. Nhưng thuyết phục bà con, nhất là nữ, phơi nắng ở nước ta không phải là chuyện đơn giản.
Riêng bạn nào thích phân tích dịch tễ học, tôi thấy nghiên cứu này là một cơ hội để thử xem các tác giả phân tích có đúng chưa. Dựa vào số liệu trong bảng trên, chúng ta có thể làm thử phân tích odds ratio của họ xem có đúng không? Nếu tính bằng risk ratio có thể kết quả sẽ khác. Làm sao để tính risk ratio?
NVT
0 nhận xét:
Post a Comment