Một số bạn gửi thư hỏi tôi sao không bình luận về quyết định của Tòa án tối cao Mĩ bác bỏ đơn kiện các công ti hóa chất của Hội nạn nhân chất độc da cam (Agent Orange hay AO). Thật ra, tôi vẫn theo dõi vụ kiện, và cũng biết quyết định vừa qua của Tòa án Mĩ, nhưng vì bận quá nên chưa có bình luận, chứ không phải không còn quan tâm đến vấn đề. Tôi đã bỏ ra khá nhiều năm để theo dõi và thậm chí viết thành sách “câu chuyện” chất độc da cam thì làm sao bỏ cuộc được. Khi nào tôi đọc hết bản phán quyết của Tòa án tôi sẽ phát biểu.
Theo tôi, quyết định vừa rồi của Tòa án Mĩ tuy có phần thất vọng, nhưng không ngạc nhiên. Tại sao không ngạc nhiên thì tôi đã phân tích trong nhiều bài trước đây trên Tuổi Trẻ và Người lao động.
Theo thông tin từ báo chí thì lí do tòa án bác đơn của phía Việt Nam là tòa án không thể thụ lí hồ sơ vì AO được sử dụng để bảo vệ lính Mĩ chống lại những phục kích của kẻ thù (tức lính Việt Nam), chứ không phải là vũ khí để chống lại dân. (The appeals court said that lawsuit brought by the Vietnamese plaintiffs could not go forward because Agent Orange was used to protect U.S. troops against ambush and not as a weapon of war against human populations).
Không chỉ riêng vụ kiện này mà tòa án bác bỏ, ngay cả vụ kiện do Hội cựu chiến binh Mĩ kiện các công ti hóa chất vào năm 2006 cũng bị tòa án bác bỏ. Nhưng lí do bác bỏ cho vụ kiện đó là cựu chiến binh hay thân nhân của họ không thể kiện các công ti hóa chất vì các công ti này là những công ti hợp đồng của chính phủ Mĩ, và họ được được sự bảo hộ của luật pháp nếu sản phẩm của họ có “vấn đề”.
Trước đây (2006), khi chánh án J. Weinstein bác đơn kiện của phía Việt Nam, ông viện dẫn một lí do rằng ý định của chiến dịch sử dụng hóa chất ở Việt Nam và kết luận rằng hóa chất không dùng để gây tổn thương, đau đớn cho con người, mà chỉ nhằm mục tiêu diệt cây cỏ. Ông cho rằng những tổn hại trên dân chúng là hệ quả phụ, là những tác hại phụ. Do đó, các khía cạnh luật pháp quốc tế (như tra tấn, giết người phi pháp, diệt chủng) không thể áp dụng trong trường hợp này, bởi vì việc sử dụng hóa chất không cốt ý hại người! (Ở đây, hình như ông Weinstein lẫn lộn giữa bị đơn (các công ti hóa chất) với người sử dụng hóa chất (lính Mĩ). Người lính có thể không biết sự độc hại của hóa chất và không cố ý đồ giết người hay gây tổn thương cho dân chúng bằng hóa chất. Nhưng các công ti biết rõ sản phẩm của họ có nồng độ dioxin cao và biết rõ rằng sản phẩm của họ sẽ dùng để hủy diệt môi trường. Đây là điểm cần phải xem xét để kháng kiện. Các công ti sản xuất thuốc lá và asbestos cũng có thể nói sản phẩm của họ đâu có ý giết người (và trước kia họ cũng không biết tác hại của thuốc lá), nhưng trong thực tế chúng giết người, và các công ti sản xuất đã bị phạt phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân)
Nói tóm lại, tòa án Mĩ không muốn thụ lí những vụ kiện liên quan đến AO và các công ti làm hợp đồng cho guồng máy quân sự của Mĩ. Họ viện dẫn hết lí do này đến lí do khác để bác đơn.
Tôi nghĩ bây giờ là lúc chúng ta nên nghĩ về tương lai. Nên làm gì? Tôi nghĩ Quốc hội Mĩ có thể tài trợ cho các tổ chức (như Vietnam Agent Orange Remediation) để nghiên cứu về AO ở Việt Nam và tìm hiểu về qui mô nhiễm ở những vụng từng chịu ảnh hưởng. Chúng ta không nên nói đến chuyện “bồi thường” hay “nạn nhân”, bởi vì thời gian phơi nhiễm quá lâu và qua hai thế hệ thì rất khó nói đến “nạn nhân”. Tôi nghĩ có thể làm những việc thực tế như:
Thứ nhất, bồi thường cho những nạn nhân bị nhiễm độc chất và bị những bệnh được công nhận là do độc chất da cam hay dioxin gây ra. Nên nhớ rằng năm 1984, các công ti hóa học [có liên quan đến việc sản xuất và cung cấp độc chất da cam cho quân đội Mĩ] đồng ý bồi thường cho các cựu quân nhân Mĩ một số tiền khoảng 180 triệu Mĩ kim). Hình thức bồi thường có thể bao gồm việc điều trị những bệnh được công nhận là do phơi nhiễm độc chất gây ra (như ung thư, dị tật bẩm sinh, tiểu đường, bệnh da, v.v.), tạo công ăn việc làm cho những cư dân trong các vùng bị nhiễm (như lập ra những trường hay trung tâm dạy nghề theo mô hình của trung tâm do ông Trần Duyên Hải điều hành ở Hà Nội), lập bệnh xá và trường học để nâng cao đời sống vật chất và trình độ văn hóa cho nạn nhân và cư dân tại những nơi bị nhiễm độc chất.
Thứ hai, quĩ nên bỏ ra một số ngân khoản để làm sạch môi trường tại những nơi bị nhiễm nặng như Biên Hòa, A Lưới, A Sao, v.v. Hiện nay, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy tại các địa điểm này, nồng độ dioxin rất cao, có khi cao hơn 130 lần nồng độ an toàn cho phép, vì chất độc đã lắng đọng xuống lòng đất, nhất là các nơi bùn lầy. Do đó, nhu cầu làm sạch môi trường tại những nơi này phải được xem là một ưu tiên hàng đầu.
Thứ ba, quĩ tài trợ nên hỗ trợ và giúp đỡ thành lập một viện nghiên cứu quốc tế về chất độc da cam và dioxin. Viện sẽ qui tụ nhiều chuyên gia trên thế giới về hóa học, y học, môi trường học và dịch tễ học để tiến hành những nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu lâm sàng xác định cơ chế tác hại của dioxin và chất độc da cam trên con người và môi trường. Viện cũng có thể phục vụ như là một trung tâm đào tạo các nhà khoa học tương lai chuyên về môi trường học và y tế - môi trường học. Đây là một việc làm mang ý nghĩa quốc tế vì nó sẽ cung cấp thông tin khoa học quí báu vào kho tàng tri thức của con người về tác hại của dioxin.
Tôi nghĩ những việc làm thực tế như thế có thể đem lại lợi ích cho nhiều người hơn là theo đuổi những vụ kiện mà kết quả có lẽ khó đoán trước (hay đoán được với cái nhìn không khả quan).
NVT
PS. Có người hỏi sao tôi không trả lời mấy người gì đó gửi thư ngỏ về vụ này, tôi chỉ nói đơn giản là tôi không hề bận tâm hay quan tâm đến những gì họ viết (dù chỉ 1 chữ), vì tôi biết họ chẳng có lí lẽ gì để nói ngoài những lải nhải ngụy khoa học.
==
http://news.yahoo.com/s/ap/20090302/ap_on_go_su_co/scotus_agent_orange
Court turns down Agent Orange cases
WASHINGTON – The Supreme Court has turned down American and Vietnamese victims of Agent Orange who wanted to pursue lawsuits against companies that made the toxic chemical defoliant used in the Vietnam War.
The justices offer no comment on their action Monday, rejecting appeals in three separate cases, in favor of Dow Chemical, Monsanto and other companies that made Agent Orange and other herbicides used by the military in Vietnam.
Agent Orange has been linked to cancer, diabetes and birth defects among Vietnamese soldiers and civilians and American veterans.
The American plaintiffs blame their cancer on exposure to Agent Orange during the military service in Vietnam. The Vietnamese said the U.S.' sustained program to prevent the enemy from using vegetation for cover and sustenance caused miscarriages, birth defects, breast cancer, ovarian tumors, lung cancer, Hodgkin's disease and prostate tumors.
All three cases had been dismissed by the 2nd U.S. Circuit Court of Appeals in New York.
The appeals court said that lawsuit brought by the Vietnamese plaintiffs could not go forward because Agent Orange was used to protect U.S. troops against ambush and not as a weapon of war against human populations.
The other two suits were filed by U.S. veterans who got sick too late to claim a piece of the $180 million settlement with makers of the chemical in 1984. In 2006, the Supreme Court deadlocked 4-4 on whether those lawsuits could proceed.
The appeals court ultimately said no to both. In one case, the court said companies are shielded from lawsuits brought by U.S. military veterans or their relatives because the law protects government contractors in certain circumstances who provide defective products.
In the third suit, the appeals court ruled that the companies could transfer claims from state to federal courts.
The cases are Isaacson v. Dow Chemical Co., 08-460, Stephenson v. Dow Chemical Co., 08-461, and Vietnam Association for Victims of Agent Orange v. Dow Chemical Co., 08-470.
0 nhận xét:
Post a Comment