Home » , , , » Phiên toà về trách nhiệm khoa học

Phiên toà về trách nhiệm khoa học

http://cmbe-cpms.anu.edu.au/files/styles/anu_narrow_200_200/public/ScienceCommunication.JPGHôm thứ Hai vừa qua (22/10), Chánh án Marco Billi của toà án tối cao Ý tuyên án 7 nhà địa chấn học Ý tội ngộ sát. Mỗi nhà khoa học lãnh bản án 7 năm tù giam. Bản án gửi một làn sóng sốc trong cộng đồng khoa học quốc tế. Trước sự đe doạ động đất ở thuỷ điện Sông Tranh II, phiên toà cũng gửi một tín hiệu cảnh báo về trách nhiệm xã hội của giới khoa học.

Để cảm nhận vấn đề hãy tưởng tượng một tình huống như sau. Bạn và gia đình sống trong một vùng có “tiền sử” động đất, mấy tuần nay, có nhiều cơn địa chấn và có người không phải là nhà khoa học dự báo rằng đó là tín hiệu của động đất. Bạn và gia đình thu xếp hành lí để “di tản” đến một vùng an toàn hơn. Nhưng một nhóm nhà khoa học địa vật lí với bằng cấp tiến sĩ dự báo rằng sẽ không có động đất, và khuyên bạn không cần di tản. Bạn nghe lời họ, ở lại, nhưng động đất xảy ra, và người trong gia đình bạn cùng với hàng trăm người khác bị tử vong. Bạn lâm cảnh “màn trời chiếu đất”, mất tất cả. Bạn chắc chắn rất giận các nhà khoa học.
Tình huống trên không phải là tưởng tượng mà là thực tế đã xảy ra ở thành phố L’Aquila (Ý). L’Aquila là thành phố từng bị động đất, và chu kì gần như mỗi 300 năm. Từ tháng 10/2008 đến 1/2009, thành phố ghi nhận hơn 300 cơn địa chấn, làm dân chúng hoang mang. Người dân tìm cố vấn của các nhà khoa học địa vật lí chuyên về động đất, và trong một cuộc họp ngắn, các nhà khoa học ghi nhận rằng nguy cơ động đất là có tăng nhưng không cao, họ khuyên người dân không cần phải di tản. Nhưng ngày 6/4/2009, một trận động đất 6.3 độ richter xảy ra, làm thành phố tan hoang, 309 cư dân thành phố chết vì động đất, và hơn 1500 người bị thương tích. Hàng chục ngàn ngôi nhà của dân và nhiều toà nhà lịch sử bị tiêu huỷ. Hàng chục ngàn người sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Tháng 7/2010, công tố viên Fabio Picuti đưa 7 nhà khoa học thuộc Ủy ban Quốc gia về Tiên đoán và Phòng chống những Nguy cơ lớn ra toà, vì ông cho rằng họ cẩu thả, không cảnh báo cho công chúng biết về nguy cơ động đất. (Có thể xem thêm chi tiết trong bài trước đây). Phiên toà bắt đầu từ tháng 9/2011, nhưng mãi đến hôm qua mới có phán quyết sau cùng. Chánh án tuyên bố 6 nhà khoa học và một quan chức tội “ngộ sát”, và phạt 7 năm tù giam. Chánh còn ra lệnh không cho 7 nhà khoa học giữ bất cứ một chức vụ nào trong hệ thống công quyền suốt đời, và phải bồi thường cho nguyên đơn 7.8 triệu Euro.
http://www.csmonitor.com/var/ezflow_site/storage/images/media/content/2012/1025-backchannel-blog-italy-quake-trial/14132031-1-eng-US/1025-backchannel-blog-Italy-Quake-Trial_full_600.jpg

Thân nhân vui mừng trước bản án (ảnh: CSMonitor)
Bản án làm ngạc nhiên nhiều người. Ngay cả công tố viên cũng ngạc nhiên, vì công tố viên đề nghị bản án 4 năm tù giam. Phản ứng trước bản án, các nguyên đơn cho rằng công lí đã được thực thi. Nhưng giới khoa học thì rất sốc và có phần thất vọng. Nhà địa chấn học Susan Hough (Mĩ) cho rằng đây là một ngày buồn cho khoa học. Còn Tiến sĩ Enzo Boschi, cu vin trưởng Vin địa vật lí và núi lửa học, người cũng b kết án, thì ng ngàng. Ông nói: Tôi tht vng, tuyt vng. Tôi nghĩ tôi s trng án. Tôi vn không hiu tôi b ti gì”. Theo phán xét của toà, họ phạm tội cung cấp thông tin “không chính xác, không đầy đủ, và mâu thuẫn về nguy cơ động đất”.
Phiên toà về đánh giá rủi ro
Phán quyết của toà án cũng làm cho giới khoa học thế giới quan tâm, nhưng họ hiểu lầm bản chất của vấn đề. Có người ví von rằng đây là phiên toà mang tính cách “Dị giáo” (mà Giáo hội Công giáo La Mã đã bỏ tù Galileo Gallilei), thể hiện sự dốt nát của … quan toà Ý. Dốt là vì quan toà không biết rằng khoa học là bất định, và không ai có thể tiên đoán chính xác ngày tháng năm động đất. Các nhà địa chấn học có thể tiên đoán khá chính xác rằng một vùng nào đó sẽ có động đất trong vòng 100 năm, nhưng không ai có thể hay dám tiên đoán rằng động đất sẽ xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ Ba sắp tới. Không ai có thể tiên đoán như thế. Do đó, quyết định phạt tù các nhà khoa học khi họ tiên đoán sai tự nó đã phạm một sai lầm nghiêm trọng.
Nhưng công tố viên Picuti nhấn mạnh rằng phiên toà không phải chống lại khoa học, cũng không phải vì các nhà khoa học dự báo sai. Ông hoàn toàn hiểu rằng không một nhà khoa học nào có thể tiên đoán động đất chính xác đến từng ngày giờ hay địa điểm cụ thể. Tiến sĩ Vincenzo Vittorini, người có vợ và con chết trong trận động đất, cho rằng không ai muốn khởi tố khoa học ra toà, vì chúng ta đều biết rằng khoa học không thể tiên đoán động đất chính xác. Những gì chúng ta muốn biết là thông tin về rủi ro phải rõ ràng để đi đến quyết định và lựa chọn phương án đối phó. Nhưng tiếc thay, các nhà khoa học đã không cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng cho người dân, và họ phải trả giá cho sự cẩu thả đó.
Công tố viên Picuti tóm lược vấn đề một cách tinh tế và rất … khoa học. Ông nói các luật sư biện hộ (và cả các nhà khoa học ngoài cuộc trên thế giới đang lớn tiếng phê bình phiên toà) không phân biệt được thiên tairủi ro thiên tai xảy ra. Thiên tai chỉ có hai giá trị: có hay không có. Rủi ro là xác suất có giá trị từ 0 đến 1. Mặc dù không ai có thể tiên đoán thiên tai, nhưng các nhà khoa học có thể tiên đoán rủi ro thiên tai sẽ xảy ra. Điều này thì người viết bài này hoàn toàn đồng ý với công tố viên. Đúng là nhà khoa học không thể cho ra câu trả lời có hay không có động đất, nhưng với thông tin trong quá khứ và kinh nghiệm, nhà khoa học có thể đánh giá được xác suất động đất cao hay thấp. Do đó, những ai mỉa mai hay chỉ trích phán quyết của toà án có lẽ nên xem lại bản chất của vấn đề.
Phiên toà về trách nhiệm khoa học
Phiên toà cũng có thể xem là phiên toà về trách nhiệm xã hội của giới khoa học. Các nhà khoa hc là nhng người có đặc quyn và đặc li, nhưng cũng là nhng thành viên trong xã hi. Nhng thông tin ca h được đánh giá cao, và h biết rõ điu này. Do đó, mt trong nhng trách nhim ca nhà khoa hc là h phi chia s thông tin vi công chúng. Người dân s dng nhng thông tin này như là nhng ch dn để quyết định.
Do đó, theo lí giải của công tố viên, vấn đề là trách nhiệm của nhà khoa học, của công chức. Là quan chức của nhà nước, họ có nhiệm vụ trước luật pháp; là nhà khoa học họ chịu trách về đánh giá và phân tích nguy cơ tiềm ẩn hay hiện có cho người dân. Trước đây, giới khoa học ít khi nào chịu trách nhiệm trước công chúng về những thông tin họ cung cấp. Những dự báo sai, những tiên đoán không xảy ra, nhà khoa học chẳng có vấn đề gì cả. Nhưng phiên toà này có lẽ sẽ thay đổi tình trạng đó.
Trong trường hợp này, các nhà khoa học đã thất bại trong trách nhiệm cung cấp thông tin. Thật ra, họ chẳng cung cấp thông tin nào cả. Theo tài liệu trong toà, các nhà khoa học họp trong nhiều giờ, sau đó bỏ đi mà không nói gì cả. Sau buổi họp, một phóng viên hỏi về nguy cơ thì một quan chức nói rằng “Cộng đồng khoa học nói rằng không có hiểm nguy, vì hiện năng lượng đang phóng ra. Tình hình có vẻ ổn”. Vị quan chức này còn nói đùa rằng người dân có thể về nhà và nâng li rượu! Một tuần sau, 309 người chết. Vị quan chức này là một trong 7 người bị tuyên án ngộ sát.
Những sự kiện xảy ra cũng là một kinh nghiệm quí báu cho Việt Nam. Chúng ta biết rằng động đất càng ngày càng lớn chung quanh khu thuỷ điện Sông Tranh 2. Sau một phát biểu đầy tai tiếng của một nhà khoa học, tình hình có vẻ biến chuyển theo chiều hướng xấu hơn. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là không một nhà khoa học hay tổ chức khoa học nào cung cấp thông tin về rủi ro động đất ra sao!   Phiên toà ở Ý có lẽ là một lời nhắc nhở về trách nhiệm xã hội của giới khoa học: đó là cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về rủi ro của thiên tai. Phiên toà còn gửi một thông điệp cho các nhà khoa học phải học cách truyền đạt thông tin về rủi ro một cách hiệu quả và minh bạch.
Bài đã đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị tuần qua.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : toan_dang78@yahoo.com
Copyright © 2013. Luyện Nghe Tiếng Anh - All Rights Reserved