Mấy hôm nay, báo chí có vẻ “sốt” với bài văn Tấm Cám của một em học sinh trung học. Chuyện em học sinh “nhập vai” Cám kể ra cũng … hay. Nhưng cái hay trong đóng vai của em gây ra vài tranh cãi. Tôi không có gì để tranh cãi, nhưng nhân câu chuyện làm tôi nhớ ở bên Tây cũng có truyện tương tự như Tấm Cám bên ta, nhưng chi tiết thì hơi khác một chút. Truyện tấm cám bên Tây có tên là Cinderella. Đó là đề tài của rất nhiều nghiên cứu và lí giải qua lăng kính của học thuyết tiến hoá.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một em bé tên là Cinderella sống an vui trong một gia đình, thì đột nhiên mẹ em qua đời. Người cha đi thêm một bước, tái giá với một phụ nữ đã có 2 con riêng. Người mẹ kế và 2 người con gái không ưa Cinderella, và tìm mọi cách để hãm hại em. Trong khi hai người con gái của bà có tất cả, quần áo giầy dép sang trọng, thức ăn tràn trề, nệm êm chăn ấm, thì Cinderella không có gì cả: không có giường ngủ, ăn mặc rách rưới, ă uống thiếu thốn. Lao động quần quật suốt ngày, và mỗi ngày chỉ được vài giờ rảnh rổi ngồi trước lò tro (bởi thế mới có tên Cinderella).
Bạn của Cinderella là con mèo tên Bí. Hàng ngày, em “trò chuyện” với Bí, nhưng Bí chỉ có mỗi một từ “Miaow”, và Cinderella hiểu đó là lời an ủi “Vui lên đi, bạn có cái mà hai đứa em bạn không có được: đó là sắc đẹp”. Mà, thật như thế, Cinderella có một nét đẹp thiên thần, dù em ăn mặc rách nát và có thể nói là gớm giếc.
Một ngày kia, Hoàng gia mở hội. Hai đứa em kế sẵn sàng xiêm y đi dự hội. Cinderella không dám hé môi xin phép mẹ kế, vì em biết câu trả lời sẽ là “không”. Nhưng một điều kì diệu đã đến với em. Một bà tiên đột nhiên xuất hiện, và nói: “Đừng sợ, Cinderella! Ta là tiên đây, ta biết em rất cô đơn và buồn. Nhưng ta sẽ làm cho em đi tham gia dạ tiệc”. Cinderella ngạc nhiên hỏi với quần áo như thế này thì làm sao em dám đi đâu, chứ nói gì đến nơi nguy nga tráng lệ của Hoàng gia. Bà tiên mỉm cười, và với một cái phớt tay, bà mặc vào Cinderella một bộ quần áo đẹp nhất thế gian. Bà nói “Bây giờ phải tìm một xe ngựa và người đánh xe”. Bà bảo Cinderella kêu Bí lại, rồi bảo Bí đi tìm cho bà 7 con chuột còn sống. Chỉ vài phút sau, Bí đem về cho bà 7 con chuột mà anh ta bắt được từ tủ rượu. Bà tiên hoá 7 con chuột thành 7 con ngựa, và mèo Bí thành người phu đánh xe. Thế là Cinderella ngồi trên xe ngựa lộng lẫy, với Bí (bây giờ là anh chàng đánh xe), đi phó hội. Bà tiên dặn dò rằng Cinderella phải về trước 12 giờ đêm, vài sau đó thì phép của bà hết hiệu nghiệm.
Cinderella xuất hiện trong buổi dạ tiệc như một nàng công chúa lộng lẩy, quí phái. Hoàng tử thấy Cinderella bèn mời nhảy đầm. Qua nói chuyện trong khi nhảy đầm, Hoàng tử mê Cinderella và quyết chí cưới làm vợ. Nhưng đến 12 giờ thì Cinderella hoảng sợ ra xe về nhà, trong cái tiếc ngẩn ngơ của Hoàng tử. Trong khi bối rối đi về, nàng bỏ quên một chiếc guốc trong cung điện. Nàng về nhà, Hoàng tử trở nên thương nhớ quá, nên quyết định đi tìm.
Di vật duy nhất mà hoàng tử còn giữ là chiếc guốc. Thế là hoàng tử ra lệnh cho quan chức đi tìm cho được người nào mang vừa chiếc guốc thì sẽ cưới làm vợ. Các quan đi tìm từng nhà một, và cũng đến nhà Cinderella. Hai người em kế của Cinderella ra thử guốc nhưng không vừa, vì guốc nhỏ quá. Đến khi Cinderella ra thử thì vừa khích chân. Thế là hoàng tử quyết định cưới Cinderella làm vợ trong sự thù hận của hai người em kế. Cinderella về hoàng cung sống với hoàng tử. Chú mèo Bí lại thốt lên “Miaow”.
Câu chuyện Cinderella có thể tóm lược như trên. Có thể tôi “thêm mắm thêm muối” (tên con vật) cho gần với âm hưởng Việt, nhưng về nội dung thì giông giống với câu chuyện Tấm Cám của ta. Thật ra, những câu chuyện huyền thoại như thế này thì nền văn hoá nào cũng có, chỉ có khác là chi tiết mà thôi. Có giả thuyết (như Oppenheimer chẳng hạn) nói rằng những câu chuyện này có thể xuất phát từ vùng đất ngày nay được biết đến là Đông Nam Á.
Hiện tượng mẹ kế kì thị con chồng, hay cha kế kì thị con riêng của vợ được gọi chung là “Cinderella Effect”, tạm dịch là Hiệu ứng Cinderella. Hiệu ứng Cinderella khá phổ biến. Theo Martin Daly và Margo Wilson (hai nhà tâm lí học nghiên cứu về hiện tượng Cinderella), tỉ lệ cha mẹ bạo hành con ruột là 2.6 trên 1 triệu trẻ em, nhưng tỉ lệ cha mẹ kế bạo hành con của người phối ngẫu là 321.6 trên 1 triệu trẻ em. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra xu hướng này.
Nhưng tại sao có hiệu ứng Cinderella? Dĩ nhiên, không phải mẹ kế hay cha kế nào cũng ghét con của người phối ngẫu, nhưng đa số là như thế. Các nhà tâm lí học theo trường phái tiến hoá (evolutionary psychology) như Daly và Wilson thì nghĩ câu trả lời là ở gene. Lí thuyết chọn lọc tự nhiên dự báo rằng cha mẹ sẽ dồn tài lực để chăm sóc cho con ruột hơn là cho con ghẻ, vì họ muốn duy trì gene của họ trong tương lai, nhất là trong điều kiện hạn chế về tài nguyên. Do đó, bằng chứng thực tế có vẻ phù hợp với lí thuyết này. Câu chuyện Tấm Cám cũng là một chứng cứ cho giả thuyết gene.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một em bé tên là Cinderella sống an vui trong một gia đình, thì đột nhiên mẹ em qua đời. Người cha đi thêm một bước, tái giá với một phụ nữ đã có 2 con riêng. Người mẹ kế và 2 người con gái không ưa Cinderella, và tìm mọi cách để hãm hại em. Trong khi hai người con gái của bà có tất cả, quần áo giầy dép sang trọng, thức ăn tràn trề, nệm êm chăn ấm, thì Cinderella không có gì cả: không có giường ngủ, ăn mặc rách rưới, ă uống thiếu thốn. Lao động quần quật suốt ngày, và mỗi ngày chỉ được vài giờ rảnh rổi ngồi trước lò tro (bởi thế mới có tên Cinderella).
Bạn của Cinderella là con mèo tên Bí. Hàng ngày, em “trò chuyện” với Bí, nhưng Bí chỉ có mỗi một từ “Miaow”, và Cinderella hiểu đó là lời an ủi “Vui lên đi, bạn có cái mà hai đứa em bạn không có được: đó là sắc đẹp”. Mà, thật như thế, Cinderella có một nét đẹp thiên thần, dù em ăn mặc rách nát và có thể nói là gớm giếc.
Một ngày kia, Hoàng gia mở hội. Hai đứa em kế sẵn sàng xiêm y đi dự hội. Cinderella không dám hé môi xin phép mẹ kế, vì em biết câu trả lời sẽ là “không”. Nhưng một điều kì diệu đã đến với em. Một bà tiên đột nhiên xuất hiện, và nói: “Đừng sợ, Cinderella! Ta là tiên đây, ta biết em rất cô đơn và buồn. Nhưng ta sẽ làm cho em đi tham gia dạ tiệc”. Cinderella ngạc nhiên hỏi với quần áo như thế này thì làm sao em dám đi đâu, chứ nói gì đến nơi nguy nga tráng lệ của Hoàng gia. Bà tiên mỉm cười, và với một cái phớt tay, bà mặc vào Cinderella một bộ quần áo đẹp nhất thế gian. Bà nói “Bây giờ phải tìm một xe ngựa và người đánh xe”. Bà bảo Cinderella kêu Bí lại, rồi bảo Bí đi tìm cho bà 7 con chuột còn sống. Chỉ vài phút sau, Bí đem về cho bà 7 con chuột mà anh ta bắt được từ tủ rượu. Bà tiên hoá 7 con chuột thành 7 con ngựa, và mèo Bí thành người phu đánh xe. Thế là Cinderella ngồi trên xe ngựa lộng lẫy, với Bí (bây giờ là anh chàng đánh xe), đi phó hội. Bà tiên dặn dò rằng Cinderella phải về trước 12 giờ đêm, vài sau đó thì phép của bà hết hiệu nghiệm.
Cinderella xuất hiện trong buổi dạ tiệc như một nàng công chúa lộng lẩy, quí phái. Hoàng tử thấy Cinderella bèn mời nhảy đầm. Qua nói chuyện trong khi nhảy đầm, Hoàng tử mê Cinderella và quyết chí cưới làm vợ. Nhưng đến 12 giờ thì Cinderella hoảng sợ ra xe về nhà, trong cái tiếc ngẩn ngơ của Hoàng tử. Trong khi bối rối đi về, nàng bỏ quên một chiếc guốc trong cung điện. Nàng về nhà, Hoàng tử trở nên thương nhớ quá, nên quyết định đi tìm.
Di vật duy nhất mà hoàng tử còn giữ là chiếc guốc. Thế là hoàng tử ra lệnh cho quan chức đi tìm cho được người nào mang vừa chiếc guốc thì sẽ cưới làm vợ. Các quan đi tìm từng nhà một, và cũng đến nhà Cinderella. Hai người em kế của Cinderella ra thử guốc nhưng không vừa, vì guốc nhỏ quá. Đến khi Cinderella ra thử thì vừa khích chân. Thế là hoàng tử quyết định cưới Cinderella làm vợ trong sự thù hận của hai người em kế. Cinderella về hoàng cung sống với hoàng tử. Chú mèo Bí lại thốt lên “Miaow”.
Câu chuyện Cinderella có thể tóm lược như trên. Có thể tôi “thêm mắm thêm muối” (tên con vật) cho gần với âm hưởng Việt, nhưng về nội dung thì giông giống với câu chuyện Tấm Cám của ta. Thật ra, những câu chuyện huyền thoại như thế này thì nền văn hoá nào cũng có, chỉ có khác là chi tiết mà thôi. Có giả thuyết (như Oppenheimer chẳng hạn) nói rằng những câu chuyện này có thể xuất phát từ vùng đất ngày nay được biết đến là Đông Nam Á.
Hiện tượng mẹ kế kì thị con chồng, hay cha kế kì thị con riêng của vợ được gọi chung là “Cinderella Effect”, tạm dịch là Hiệu ứng Cinderella. Hiệu ứng Cinderella khá phổ biến. Theo Martin Daly và Margo Wilson (hai nhà tâm lí học nghiên cứu về hiện tượng Cinderella), tỉ lệ cha mẹ bạo hành con ruột là 2.6 trên 1 triệu trẻ em, nhưng tỉ lệ cha mẹ kế bạo hành con của người phối ngẫu là 321.6 trên 1 triệu trẻ em. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra xu hướng này.
Nhưng tại sao có hiệu ứng Cinderella? Dĩ nhiên, không phải mẹ kế hay cha kế nào cũng ghét con của người phối ngẫu, nhưng đa số là như thế. Các nhà tâm lí học theo trường phái tiến hoá (evolutionary psychology) như Daly và Wilson thì nghĩ câu trả lời là ở gene. Lí thuyết chọn lọc tự nhiên dự báo rằng cha mẹ sẽ dồn tài lực để chăm sóc cho con ruột hơn là cho con ghẻ, vì họ muốn duy trì gene của họ trong tương lai, nhất là trong điều kiện hạn chế về tài nguyên. Do đó, bằng chứng thực tế có vẻ phù hợp với lí thuyết này. Câu chuyện Tấm Cám cũng là một chứng cứ cho giả thuyết gene.
0 nhận xét:
Post a Comment