Y học có phải là một bộ môn khoa học huyền bí, kì lạ không? Tất nhiên rồi. Các vị bác sĩ và khoa học gia đáng kính lúc nào cũng cố tình cho chúng ta một ấn tượng rằng y học chẳng có gì là bí ẩn. Họ hối hả, xoay xở, mổ xẻ, làm thí nghiệm, thu thập dữ kiện, phân tích, lập danh mục, phân loại, viết lách, lấy hẹn, v.v. và tưởng tượng như họ đang tiến về một thế giới mà nơi đó mọi sự kiện và hiện tượng đều được xếp đặt thứ tự, đâu ra đó.
Có người, với tính phi thi vị, cố gắng tìm cách giải thích sự khác biệt về tỉ lệ tử vong trong các nhà thương ở Anh quốc. Theo các tác giả này, tỉ lệ bệnh nhân chết trong bệnh viện dao động từ 3.4% tới 13.6% (tức là một khác biệt gần 5 lần). Sau khi phân tích số liệu bằng những mô hình toán học khá phức tạp, họ kết luận rằng cái mẫu số chung cho sự khác biệt về tỉ lệ tử vong này là do khác biệt về tỉ số bác sĩ trên mỗi trăm bệnh nhân. Bệnh viện nào có tỉ số bác sĩ trên bệnh nhân cao thì bệnh viện đó có tỉ lệ tử vong thấp. Ngược lại, bệnh viện nào có tỉ số bác sĩ trên bệnh nhân thấp (nói nôm na là thiếu bác sĩ) thì bệnh viện đó có tỉ lệ tử vong cao. Cái thông điệp mà họ muốn gửi tới công chúng là: nơi nào có bác sĩ đầy đủ hay nhiều thì nơi đó có ít tử vong. Ai chả biết thế: nghề của bác sĩ là cứu người kia mà.
Mẫu tự R (hay Rx) là một kí hiệu rất thông dụng trong các toa thuốc của bác sĩ. Theo như giải thích của nhiều sách, nguồn gốc của kí hiệu này là viết tắt của chữ Latin Recipe, tiếng Anh có nghĩa là take, và tiếng Việt ta có nghĩa là dùng. Nhưng theo một ý kiến mới đây, kí hiệu R đã được người Ai-cập xưa dùng để chỉ utchat, con mắt của Thần Horus. Cũng như nhiều thần linh khác, Thần Horus có nhiều quyền phép và biến hóa thành muôn hình vạn tướng. Nguyên thủy, ông ta là Thần Horus Lớn, có đầu giống con chim ưng. Sau này, ông ta biến thành thần chiến tranh, thần mặt trời, và có lúc biến thành con cái của vợ chồng ông Osiris và bà Isis. Thần Horus Lớn có hai mắt: một mắt là mặt trời, và mắt kia là mặt trăng. Set, một tử thần, hay thần của đêm tối, đánh cắp lấy mặt trời. Nhưng Thần Thoth đứng ra làm hòa, bằng cách phân định ban ngày cho Thần Horus Lớn và ban đêm cho Thần Set. Tuy nhiên, Thần Set không hài lòng, và tiếp tục gây chiến với Thần Horus, bằng cách thường xuyên cắt bỏ các bộ phận của mặt trăng, trong khi đó, Thần Thoth thay thế cái mới vào những chỗ bị cắt đi.
Theo một huyền thoại khác, Thần Set giết chết Orisis (tức là chồng của Isis) và cắt xác Orisis ra thành nhiều mảnh. Isis tìm lại tất cả các mảnh, ngoại trừ cái dương vật. Isis bèn sáng chế ra một dương vật giả, lấp lại, và thụ thai Thần Horus Bé. Để trả thù cha, Horus Bé tuyên chiến với Thần Set, và trong một trận đánh ác liệt, Horus Bé bị mất đi một mắt. Nhưng Thần Thoth đã phục hồi lại con mắt này một cách thần diệu.
Có lẽ do sự khôi phục này, mà người Ai Cập, và sau này người Hi Lạp, Ả rập, đã chọn con mắt của Thần Horus làm một biểu tượng hùng mạnh, may mắn và phục hồi sức khỏe. Thần Horus còn có một vài liên hệ khác với y học. Thần có 4 người con trai và họ đều là những người thần hộ mệnh, mỗi người với một nữ thần: Amset, thần phía Nam, có đầu giống con người, là thần bảo hộ gan cùng với Isis; Hapi, thần phía Bắc, có đầu giống chó, là thần bảo hộ phổi cùng với Nephtys; Duamutef, thần phía Đông, có đầu giống chó sói, là thần bảo hộ bao tử cùng với Net; Qebhsneuf, thần phía Tây, có đầu giống chim diều hâu, là thần bảo hộ ruột cùng với Selqet.
Trước khi ướp xác, những bộ phận này phải được tách rời ra, gói lại trong một tấm dải lụa, và đặt trong các lọ có tên là Canopic, nấp lọ có hình dáng như những chiếc đầu của các thần bảo hộ các bộ phận này. Hiện nay, các hình tượng này vẫn còn lưu trữ trong Viện Bảo tàng Louvre (Pháp).
Trong vài năm gần đây, vì tin rằng ký hiệu R là viết tắt của chữ Recipe, nên một lô kí hiệu khác cũng ra đời và dần dần trở thành quen thuộc trong giới y sĩ: Hx ("history" hay quá trình bệnh lý); Sx ("symptoms" hay triệu chứng); Dx ("diagnosis" hay chẩn đoán); Mx ("management" hay quản lý); Abx ("anti-biotics" hay thuốc kháng sinh). Biết đâu một ngày nào đó Ex ("examination" hay khám bệnh) và Xx ("X-ray" hay quang tuyến X) sẽ len lỏi vào các kí hiệu y khoa!
Có người, với tính phi thi vị, cố gắng tìm cách giải thích sự khác biệt về tỉ lệ tử vong trong các nhà thương ở Anh quốc. Theo các tác giả này, tỉ lệ bệnh nhân chết trong bệnh viện dao động từ 3.4% tới 13.6% (tức là một khác biệt gần 5 lần). Sau khi phân tích số liệu bằng những mô hình toán học khá phức tạp, họ kết luận rằng cái mẫu số chung cho sự khác biệt về tỉ lệ tử vong này là do khác biệt về tỉ số bác sĩ trên mỗi trăm bệnh nhân. Bệnh viện nào có tỉ số bác sĩ trên bệnh nhân cao thì bệnh viện đó có tỉ lệ tử vong thấp. Ngược lại, bệnh viện nào có tỉ số bác sĩ trên bệnh nhân thấp (nói nôm na là thiếu bác sĩ) thì bệnh viện đó có tỉ lệ tử vong cao. Cái thông điệp mà họ muốn gửi tới công chúng là: nơi nào có bác sĩ đầy đủ hay nhiều thì nơi đó có ít tử vong. Ai chả biết thế: nghề của bác sĩ là cứu người kia mà.
Mẫu tự R (hay Rx) là một kí hiệu rất thông dụng trong các toa thuốc của bác sĩ. Theo như giải thích của nhiều sách, nguồn gốc của kí hiệu này là viết tắt của chữ Latin Recipe, tiếng Anh có nghĩa là take, và tiếng Việt ta có nghĩa là dùng. Nhưng theo một ý kiến mới đây, kí hiệu R đã được người Ai-cập xưa dùng để chỉ utchat, con mắt của Thần Horus. Cũng như nhiều thần linh khác, Thần Horus có nhiều quyền phép và biến hóa thành muôn hình vạn tướng. Nguyên thủy, ông ta là Thần Horus Lớn, có đầu giống con chim ưng. Sau này, ông ta biến thành thần chiến tranh, thần mặt trời, và có lúc biến thành con cái của vợ chồng ông Osiris và bà Isis. Thần Horus Lớn có hai mắt: một mắt là mặt trời, và mắt kia là mặt trăng. Set, một tử thần, hay thần của đêm tối, đánh cắp lấy mặt trời. Nhưng Thần Thoth đứng ra làm hòa, bằng cách phân định ban ngày cho Thần Horus Lớn và ban đêm cho Thần Set. Tuy nhiên, Thần Set không hài lòng, và tiếp tục gây chiến với Thần Horus, bằng cách thường xuyên cắt bỏ các bộ phận của mặt trăng, trong khi đó, Thần Thoth thay thế cái mới vào những chỗ bị cắt đi.
Thần Horus
Theo một huyền thoại khác, Thần Set giết chết Orisis (tức là chồng của Isis) và cắt xác Orisis ra thành nhiều mảnh. Isis tìm lại tất cả các mảnh, ngoại trừ cái dương vật. Isis bèn sáng chế ra một dương vật giả, lấp lại, và thụ thai Thần Horus Bé. Để trả thù cha, Horus Bé tuyên chiến với Thần Set, và trong một trận đánh ác liệt, Horus Bé bị mất đi một mắt. Nhưng Thần Thoth đã phục hồi lại con mắt này một cách thần diệu.
Có lẽ do sự khôi phục này, mà người Ai Cập, và sau này người Hi Lạp, Ả rập, đã chọn con mắt của Thần Horus làm một biểu tượng hùng mạnh, may mắn và phục hồi sức khỏe. Thần Horus còn có một vài liên hệ khác với y học. Thần có 4 người con trai và họ đều là những người thần hộ mệnh, mỗi người với một nữ thần: Amset, thần phía Nam, có đầu giống con người, là thần bảo hộ gan cùng với Isis; Hapi, thần phía Bắc, có đầu giống chó, là thần bảo hộ phổi cùng với Nephtys; Duamutef, thần phía Đông, có đầu giống chó sói, là thần bảo hộ bao tử cùng với Net; Qebhsneuf, thần phía Tây, có đầu giống chim diều hâu, là thần bảo hộ ruột cùng với Selqet.
Trước khi ướp xác, những bộ phận này phải được tách rời ra, gói lại trong một tấm dải lụa, và đặt trong các lọ có tên là Canopic, nấp lọ có hình dáng như những chiếc đầu của các thần bảo hộ các bộ phận này. Hiện nay, các hình tượng này vẫn còn lưu trữ trong Viện Bảo tàng Louvre (Pháp).
Trong vài năm gần đây, vì tin rằng ký hiệu R là viết tắt của chữ Recipe, nên một lô kí hiệu khác cũng ra đời và dần dần trở thành quen thuộc trong giới y sĩ: Hx ("history" hay quá trình bệnh lý); Sx ("symptoms" hay triệu chứng); Dx ("diagnosis" hay chẩn đoán); Mx ("management" hay quản lý); Abx ("anti-biotics" hay thuốc kháng sinh). Biết đâu một ngày nào đó Ex ("examination" hay khám bệnh) và Xx ("X-ray" hay quang tuyến X) sẽ len lỏi vào các kí hiệu y khoa!
0 nhận xét:
Post a Comment