Có vài bạn thắc mắc với chúng tôi rằng, tại sao họ dành thời gian học tiếng Anh rất nhiều, nhưng vẫn không nâng cao trình độ của mình. Nhất là họ không thể nghe tốt. Với họ, nghe là một thảm họa. Phải chăng kỹ năng nghe là kỹ năng khó nhất? Tuyệt chiêu nào giúp bạn nghe tiếng Anh tốt?
Học tiếng Anh cần rèn luyện 4 kỹ năng quan trọng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, nghe trở thành một kỹ năng rất quan trọng, quyết định tính hiệu quả của kỹ năng nói và các kĩ năng khác.
Đối với môn nghe hiểu khó hơn môn nói vì nghe ở thế bị động, khác với lúc nói ta ở thế chủ động hơn (biết đến đâu nói đến đó); bị động ngữ lẫn nội dung ( đặc biệt nội dung gắn với hiểu biết về cuộc sống và văn hoá nước ngoài).
Hơn nữa nghe là kỹ năng tổng hợp, không chỉ đơn giản liên quan nghe được các âm, thậm chí các chữ mà còn đòi hỏi kỹ năng hiểu được các ý từ khái quát đến chi tiết.
Đối với môn nghe hiểu khó hơn môn nói vì nghe ở thế bị động, khác với lúc nói ta ở thế chủ động hơn (biết đến đâu nói đến đó); bị động ngữ lẫn nội dung ( đặc biệt nội dung gắn với hiểu biết về cuộc sống và văn hoá nước ngoài).
Hơn nữa nghe là kỹ năng tổng hợp, không chỉ đơn giản liên quan nghe được các âm, thậm chí các chữ mà còn đòi hỏi kỹ năng hiểu được các ý từ khái quát đến chi tiết.
Để nghe tiếng Anh hiệu quả bạn nên đặt mục tiêu thực hành nghe thường xuyên. Bạn cần lưu ý ở giai đoạn “nghe thụ động” là “nghe không cần hiểu”. Trong giai đoạn này bạn chỉ nghe hiểu ý chính để biết được nội dung bài nghe nói về gì là đã đủ và thực hành nghe những bài nói chậm, ngắn, giọng phổ biến. Bạn cố gắng lên kế hoạch dành 1-2 tiếng kiên trì nghe thường xuyên, bất chấp nghe có hiểu hay không. Nhiều bạn dừng lại việc nghe ở giai đoạn này vì thiếu quyết tâm và luôn than phiền rằng tiếng Anh nói qua đài hoặc phim ảnh thường nói quá nhanh khiến họ không thể hiểu hết. “Mặc dù đã cố gắng nghe trên lớp, nhưng về nhà nghe lại 2-3 lần vẫn không hiểu gì cả”, một số bạn tâm sự. Thế là bỏ nghe luôn. Đừng vội nản chí khi thấy mình không hiểu được tất cả. khi mới bắt đầu học nghe, sao lại đòi hỏi mình nghe hiểu được tất cả. Hãy tập khen mình khi đã tiến bộ đôi chút và liên tục nghe đều đặn như thế trong một thời gian ngắn. Chúng tôi tin chắc các bạn dần dần không chỉ nghe quen được các âm, chữ mà còn hiểu được ý từ khái quát. Đó cũng là cách giúp bạn cải thiện phát âm tiếng Anh của mình.
Đến giai đoạn “nghe chủ động” yêu cầu chúng ta nghe vừa hiểu ý chính vừa hiểu chi tiết của bài nói. Trong giai đoạn này chúng ta nghe những bài nói nhanh hơn, dài hơn, đa dạng hơn. Khi tập trung nghe hiểu thì phải thật sự cố gắng để hiểu nội dung chớ không nên chủ yếu tập trung để nghe một chuỗi chữ ( có thể một người nghe chỉ được 70% số chữ lại hiểu nội dung bài nói tốt hơn người nghe 80% số chữ, vì người đầu có phương pháp và khả năng tổng hợp tốt hơn). Do đó sau khi nghe một bài, cách kiểm tra là tự hỏi các câu hỏi từ chung nhất trước rồi mới đi vào những câu hỏi hẹp hơn, cụ thể hơn. Đó là luyện nghe hiểu tổng hợp thường thử thách mặt hiểu nhiều hơn, song đối với luyện nghe chính xác thử thách mặt nghe nhiều hơn.
Bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý ghi chép lúc luyện nghe: đối với nghe hiểu tổng hợp: không cần cố ghi, kể cả ghi tất cả, mà tập trung trước hết vào hai nội dung: các từ/ ý mang tính cốt lõi để làm các mốc chính cho dòng ý của bài và các số liệu chính ( không phải mọi con số nếu là một chuỗi mà ta không thể nhớ chính xác hết. Kinh nghiệm cho thấy những người tập trung để ghi chép nội dung ở lượng tối đa thường không còn đủ tâm trí để nắm ý chính, thông điệp. Nhớ rằng ghi chép chỉ là một phương tiện trợ giúp không thể thay thế cho việc tập trung tâm trí và tai để nghe hiểu. Cũng cần nhớ rằng nghe hiểu và nghe ghi khác nhau, không ai yêu cầu kể cả đối với người bản ngữ phải ghi chép được 100% một bài phát biểu dài khi chỉ nghe một lần. Đối với nghe ghi thì phải tìm cách ghi toàn bộ từng câu, trong từng câu nếu không ghi kịp hết khi nghe lần đầu hoặc chỉ được nghe một lần thì áp dụng nguyện tắc từ chính yếu ( danh từ, động từ, chủ ngữ, định từ, bổ ngữ) đến thứ yếu ( tính từ, trạng từ, đại danh từ, mạo từ..)
Ngoài ra chúng ta nên chủ động thử nghe đa dạng những giọng tiếng Anh khác nhau như ( giọng Anh, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Philippines hay Singapore….) để phân tích và so sánh sự khác biệt giữa các giọng đồng thời cũng giúp chúng ta nói đúng và tự tin khi giao tiếp với những người trên.
Tóm lại, dù ở giai đoạn nghe chủ động hay bị động. Việc lắng nghe có phương pháp luôn đem lại hiệu quả cao cho bạn. Đây chính là bước ngoặt giúp bạn hoàn thiện các kĩ năng còn lại. Khi nghe tốt, khả năng phản xạ của bạn khi giao tiếp sẽ cao hơn. Cùng chúng tôi nhấn nút Start nào, nghe và tận dụng những kiến thức chúng tôi vừa chia sẽ ở trên. Bạn sẽ tìm ra những phương pháp nghe hiệu quả cho mình.
Chúc bạn đạt được những gì mình mong muốn. Chúng tôi tin ở bạn.
KỲ TỚI: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SỐ 4: CHÚ TRỌNG DẤU NHẤN CỦA TỪ
0 nhận xét:
Post a Comment