Tính chung cho cả nước tỉ lệ tốt nghiệp (TLTN) dao động khá cao giữa các năm. Năm 2005, 87% học sinh tốt nghiệp; đến năm 2006 tỉ lệ này tăng lên gần 92%. Đến khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhậm chức và khởi xướng phong trào “Ba không” thì năm 2007 tỉ lệ tốt nghiệp giảm xuống còn 78%, năm 2008 là 73%. Nhưng năm nay (2009), TLTN lại tăng lên khoảng 82%.
Xu hướng tăng - giảm – tăng trong thời gian 2005-2009 cũng được ghi nhận cho từng vùng như biểu đồ sau đây cho thấy:
ĐB: Đông Bắc, TB = Tây Bắc, ĐBSH = Đồng bằng sông Hồng, BTB = Bắc Trung Bộ, NTB = Nam Trung Bộ, ĐNB = Đông Nam Bộ, TN = Tây Nguyên, ĐBSCL = Đồng bằng sông Cửu Long
Biểu đồ này còn cho thấy các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH, màu đỏ), kể cả Hà Nội, có TLTN cao nhất nước, nhưng các tỉnh vùng Tây Bắc (TB, màu xanh lá cây) có TLTN thấp nhất nước.
Một điểm đáng chú ý là trong khi hầu hết các vùng ghi nhận TLTN gia tăng trong thời gian 2008 và 2009, thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL, màu xanh) lại có TLTN giảm. Thật ra, TLTN vùng ĐBSCL giảm liên tục từ năm 2006.
Điều này dẫn đến một câu hỏi: vùng nào có độ dao động TLTN cao nhất? Tôi thử tính TLTN trung bình và độ lệch chuẩn cho từng tỉnh trong thời gian 2005-2009, sau đó tôi lấy độ lệch chuẩn chia cho số trung bình và kết quả là hệ số dao động (coefficient of variation, CV). Khi CV cao có nghĩa là TLTN của tỉnh đó biến đổi cao, và có thể tạm xem như là một thước đo về “bệnh thành tích”. Cố nhiên, vùng/tỉnh nào có CV thấp có nghĩa là bệnh thành tích thấp. Biểu đồ sau đây trình bày CV cho từng vùng.
Một điểm đáng chú ý là trong khi hầu hết các vùng ghi nhận TLTN gia tăng trong thời gian 2008 và 2009, thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL, màu xanh) lại có TLTN giảm. Thật ra, TLTN vùng ĐBSCL giảm liên tục từ năm 2006.
Điều này dẫn đến một câu hỏi: vùng nào có độ dao động TLTN cao nhất? Tôi thử tính TLTN trung bình và độ lệch chuẩn cho từng tỉnh trong thời gian 2005-2009, sau đó tôi lấy độ lệch chuẩn chia cho số trung bình và kết quả là hệ số dao động (coefficient of variation, CV). Khi CV cao có nghĩa là TLTN của tỉnh đó biến đổi cao, và có thể tạm xem như là một thước đo về “bệnh thành tích”. Cố nhiên, vùng/tỉnh nào có CV thấp có nghĩa là bệnh thành tích thấp. Biểu đồ sau đây trình bày CV cho từng vùng.
Biểu đồ 2. Hệ số dao động (CV) về tỉ lệ tốt nghiệp trong thời gian 2005-2009
ĐB: Đông Bắc, TB = Tây Bắc, ĐBSH = Đồng bằng sông Hồng, BTB = Bắc Trung Bộ, NTB = Nam Trung Bộ, ĐNB = Đông Nam Bộ, TN = Tây Nguyên, ĐBSCL = Đồng bằng sông Cửu Long
ĐB: Đông Bắc, TB = Tây Bắc, ĐBSH = Đồng bằng sông Hồng, BTB = Bắc Trung Bộ, NTB = Nam Trung Bộ, ĐNB = Đông Nam Bộ, TN = Tây Nguyên, ĐBSCL = Đồng bằng sông Cửu Long
Như có thể thấy qua kết quả trên, các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc có CV cao nhất (0.2), kế đến là Bắc Trung Bộ (0.14), Tây Nguyên (0.13). Ngay cả các tỉnh trong vùng ĐBSH cũng có CV cao đến 0.11. Tuy nhiên CV thấp được ghi nhận ở các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ (0.09) và vùng ĐBSCL (0.08). Như vậy, phân tích này, một lần nữa cho thấy các tỉnh thành thuộc các vùng phía Bắc có bệnh thành tích trầm trọng hơn là các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Điều đáng quan ngại là tỉ lệ tốt nghiệp năm 2009 có gia tăng đến gần 10% so với năm 2008. Con số này là một dấu hiệu cho thấy bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông ở nước ta vẫn chưa được điều trị khỏi. Phong trào “Ba không” của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân hình như có “outcome” (kết quả) không như ông dự tính lúc ban đầu.
NVT
Điều đáng quan ngại là tỉ lệ tốt nghiệp năm 2009 có gia tăng đến gần 10% so với năm 2008. Con số này là một dấu hiệu cho thấy bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông ở nước ta vẫn chưa được điều trị khỏi. Phong trào “Ba không” của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân hình như có “outcome” (kết quả) không như ông dự tính lúc ban đầu.
NVT
0 nhận xét:
Post a Comment