Cuối tháng 12 vừa qua, tôi có một thời gian 4 tuần rong ruổi giữa Campuchea (CPC) và Việt Nam. Có thể nói rằng chuyến đi CPC là một “đỉnh” của chuyến đi vừa qua, vì không chỉ là lần đầu tôi có dịp ghé qua xứ chùa tháp, nhưng còn là những ấn tượng đẹp về con người và đất nước còn đọng lại trong tôi. Dưới đây là những cảm nghĩ tôi kịp ghi lại trên đường rong ruổi từ Siem Reap đến Phnom Penh.
Campuchea (CPC) đối với tôi là một đất nước vừa rất thân quen vừa huyền bí. Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Kiên Giang, nơi mà gần 20% là người Khmer, nên tôi có nhiều giao tiếp với người Khmer. Thật ra, những người hàng xóm thân thương của tôi đều là người Khmer. Từ hồi nhỏ tôi đã học tiếng Khmer trước khi học tiếng Việt. Chuyện học tiếng Khmer của tôi cũng là một kỉ niệm đáng ghi lại ở đây. Tôi học tiếng Khmer với một người mà tôi chỉ biết tên là thầy Trỗ. Thầy cũng là người trong làng, nhưng ở xóm trên (còn nhà tôi ở xóm dưới). Nghe nói thầy học ở bên CPC, sắp ra trường và trở thành linh mục, nhưng vì chiến sự nên thầy về quê. Mỗi sáng, thầy đeo trên lưng một cái bao bố toàn là bánh mì đi ngang qua nhà tôi, không phải để bán mà để … cho. Thầy cho bánh mì với một điều kiện duy nhất: đi học. Đứa nào được một ổ bánh mì thì phải theo học lớp của thầy dạy; không theo học thì không có bánh mì. Lớp thầy dạy tiếng Việt và tiếng Khmer, hoàn toàn không có chuyện dạy để dụ trẻ con theo đạo công giáo.
Sau này tôi mới biết đó là một “chiêu” rất hay của thầy để khuyến khích trẻ con trong làng đi học, vì thời đó dân trong làng ít ai đi học. Lúc đó làng tôi còn chưa có người đỗ tú tài! Mãi đến cuối thập niên 1960s mới có người đỗ tú tài (người thứ nhất là đứa em họ tôi, nhưng lớn tuổi hơn tôi, và người thứ hai là anh hai tôi). Mà, bánh mì thời đó ở dưới quê là món ăn rất Tây, rất xa xỉ, nên đám trẻ con ai cũng khoái và vì thế rất nhiều đừa theo học lớp của thầy Trỗ. Lớp học thật ra là một căn nhà lá rộng do gia đình thầy dựng lên chỉ để cho thầy dạy học. Ở dưới quê thời đó thì nhà nào cũng có rất nhiều đất, nên việc dựng riêng một căn nhà vài trăm mét vuông là chuyện … nhỏ. Tôi lúc đó chưa đủ tuổi để học tiểu học, nhưng vì thích bánh mì quá, nên sáng nào cũng đứng trước cổng nhà chờ thầy Trỗ đi ngang qua để kiếm một ổ bánh mì giòn rụm, và theo thầy đi học. Tôi quyết định học tiếng Khmer. Học được một năm thì tôi phải đi học tiểu học “chính qui” nên phải chia tay lớp học của thầy Trỗ. Nhưng một năm đó cũng đủ để tôi có thể viết và nói được tiếng Khmer. Ai cũng khen tôi viết chữ Khmer đẹp. Không biết lời khen để khuyến khích hay khen thật, nhưng cũng như bao đứa trẻ khác, tôi rất thích. :-)
Học tiếng Khmer và chơi thân với người Khmer, nên tôi cũng làm quen với văn hoá Khmer. Nói “văn hoá” thì có vẻ quá to lớn, vì trong thực tế tôi chỉ biết phong tục người Khmer qua những lần đi chùa, đi đua ghe ngo, những lần đi xem hoả táng, v.v. Những lần đi chùa là ấn tượng đầu đời của tôi về Đế Thiên – Đế Thích, thường được vẽ rất hoành tráng trên tranh và treo ngay tại chánh điện trong các ngôi chùa. Chùa nào cũng có những hoa văn ghi lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, và có khi lịch sử CPC. Lớn lên có dịp đọc và tìm hiểu nhiều hơn về văn minh Đông Nam Á, đọc sách của G. Coedes, tôi càng muốn có cơ hội ghé qua CPC một lần cho biết. Dịp may đó đã đến vào cuối năm 2012, khi tôi có một tuần rong ruổi trên xứ Chùa Tháp. Chuyến đi để lại trong tôi những cảm nhận về con người và đất nước nổi tiếng với chùa tháp.
Trên đường thăm xứ chùa tháp
Khởi hành ngày 31/12, tôi đi xe bus từ Sài Gòn, qua Tây Ninh, và điểm đến là Siem Reap. Chuyến đi gồm 24 người, chỉ toàn người thân quen. Cao tuổi nhất là Dì Út tôi, thấp tuổi hơn là những người hàng xóm dưới quê của tôi và bạn bè. Từ 5:30 sáng chúng tôi đã tề tựu lên xe đi. Xe chạy ngang qua vùng Củ Chi lúc hừng sáng, nhưng người dân hai bên đường đã hối hả chuẩn bị cho một ngày mới. Đến Tây Ninh thì đã gần 8 giờ sáng, nên chúng tôi dừng chân ở một quán được cho là có tiếng về món bánh canh. Thú thật, nói là nổi tiếng, nhưng tôi thấy món bánh canh ở đây không mấy ấn tượng, và phần phục vụ thì còn phải cải tiến nhiều hơn nữa. Ăn xong, tôi lang thang ra ngoài quán thì gặp một chị mặc đồ bộ (rất tiêu biểu ở đây) cầm một bó tiền (phải nói là “một bó”) chào mời đổi tiền. Chị nói rằng ở đây chị đổi có giá hơn là lên Mộc Bài hay bên CPC. Điều này chị nói đúng, vì sau này khi có dịp so sánh tỉ giá hai bên, tôi mới thấy giá của chị rất “cạnh tranh”. Thoạt đầu tôi không định đổi tiền, nhưng thấy chị nài nỉ “mở hàng buổi sáng dùm em” nên tôi cũng xiêu lòng và phải đổi 2 triệu đồng tiềng Việt Nam sang tiền CPC. Hoá ra, tiền CPC (riel) có giá hơn tiền Việt Nam. Một USD đổi được khoảng 5000 riel, nhưng 20,000 đồng. Chỉ cần một người mở hàng thì nhiều người khác cũng làm theo, và thế là hôm đó, chị đổi tiền có một thương vụ kha khá (tôi đoán vậy).
Xe chạy một lúc thì đến khu Mộc Bài. Khu này có 2 trạm hải quan, một trạm của Việt Nam, và một trạm của CPC. Trạm hải quan của VN được xây dựng, nếu nhìn từ xa, thì tương đối cục mịch, nặng nề như phần lớn kiến trúc theo kiểu Liên Xô. Vào bên trong thì thấy rất ... Việt Nam. Cũng như bao nhiêu building khác do VN xây, trạm hải quan ở đây cũng đang trong tình trạng xuống cấp, cũng nhếch nhác, và luộm thuộm. Cách đó chừng vài bước đi bộ là trụ sở của hải quan CPC rất khang trang và màu mè. Kiến trúc của hải quan CPC đậm bản sắc dân tộc hơn là kiến trúc của hải quan VN (trông có cái air của Liên Xô). Nhân viên hải quan CPC mặc đồng phục rất đẹp, rất đặc thù nhưng cũng rất … international, còn đồng phục của nhân viên hải quan Việt Nam thì rất giống Tàu. Mới sáng mà không khí qua lại cửa khẩu đã rất tập nập. Hàng loạt chuyến xe từ Việt Nam sang CPC, và hàng trăm người đứng chờ làm thủ tục hải quan để qua nước láng giềng. Tuy nhiên, phía CPC sang Việt Nam thì ít xe hơn, nhưng cũng có khá nhiều người qua lại buôn bán. Ngoài những người có hộ chiếu phải chờ hải quan, còn có những người quên hộ chiếu hay lí do nào đó nên đành phải “đi đường đồng”, có nghĩa là có cò làm thủ tục dùm với cái giá vài trăm ngàn đồng. Điều trớ trêu là những người đi tắt bằng đường đồng này có thể sang CPC nhanh hơn người đi theo hộ chiếu!
Casino và người Việt
Qua khỏi Mộc Bài chỉ vài chục mét là hàng loạt casino hiện ra. Anh hướng dẫn viên cho biết chỉ tại khu này đã có đến 7 casino! Nhìn cảnh quang những casino xuất hiện bên cạnh cánh đồng mới vừa thu hoạch xong, tôi thấy có gì khác khác. Nó giống như những sòng bài dành cho người nông dân, hơn là sòng bài của những người triệu phú bên Tây. Thật vậy, nói cho công bằng, những casino này không nguy nga tráng lệ như những casino ở Mĩ hay Canada. Nhưng giữa một nơi có thể nói là đồng không hiu quạnh như thế này mà có đến bảy casino thì quả là một điều đáng suy nghĩ. Không nói ra ai cũng biết khách hàng của những casino này chủ yếu là người Việt. Những chuyến xe bus chở đầy hành khách có điểm đến là đây – casino. Những chuyến xe bus từ CPC về Việt Nam cũng có điểm dừng chân là đây – casino. Anh hướng dẫn nói đùa rằng chính người Việt chúng ta đã làm giàu cho đất nước CPC. Tôi nghĩ anh ấy nói cũng có lí.
Ở Sydney (Úc), bất cứ nơi nào có nhiều người Việt thì câu lạc bộ (club) vùng đó phất lên rất nhanh. Điển hình là khu Cabramatta và Bankstown ngày xưa những club ở đây chỉ là những toà nhà bình thường, có phần nghèo nàn, nhưng từ khi người Việt đến đây định cư thì tất cả các club được mở rộng lớn hơn, cao hơn, hoành tráng và sang trọng. Sự phát triển của các club đó có sự đóng góp rất nhiều của người Việt. Mấy năm trước, khi casino đầu tiên của Sydney (The Star Casino) khánh thành, người Việt là một trong những khách hàng trung thành nhất. Người Việt nổi tiếng đến nổi casino tổ chức những chuyến xe bus đặc biệt đón người Việt từ Cabramatta và Bankstown. Sau khi Star Casino đi vào hoạt động vài năm thì số nhà của người Việt được đăng bán cũng gia tăng theo.
Hình như người Việt chúng ta thích đánh bài. Thói này đã được ghi lại trong các sách về văn hoá. Trong cuốn Văn hoá sử cương, Đào Duy Anh nhận xét rằng người Việt "Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc." Cờ bạc chịu sự ảnh hưởng của gen, và thói quen đỏ đen được xem là một bệnh tâm thần. Nhưng cái gen cờ bạc và hội chứng tâm thần đó có hiệu quả làm giàu cho CPC.
(còn tiếp)
Campuchea (CPC) đối với tôi là một đất nước vừa rất thân quen vừa huyền bí. Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Kiên Giang, nơi mà gần 20% là người Khmer, nên tôi có nhiều giao tiếp với người Khmer. Thật ra, những người hàng xóm thân thương của tôi đều là người Khmer. Từ hồi nhỏ tôi đã học tiếng Khmer trước khi học tiếng Việt. Chuyện học tiếng Khmer của tôi cũng là một kỉ niệm đáng ghi lại ở đây. Tôi học tiếng Khmer với một người mà tôi chỉ biết tên là thầy Trỗ. Thầy cũng là người trong làng, nhưng ở xóm trên (còn nhà tôi ở xóm dưới). Nghe nói thầy học ở bên CPC, sắp ra trường và trở thành linh mục, nhưng vì chiến sự nên thầy về quê. Mỗi sáng, thầy đeo trên lưng một cái bao bố toàn là bánh mì đi ngang qua nhà tôi, không phải để bán mà để … cho. Thầy cho bánh mì với một điều kiện duy nhất: đi học. Đứa nào được một ổ bánh mì thì phải theo học lớp của thầy dạy; không theo học thì không có bánh mì. Lớp thầy dạy tiếng Việt và tiếng Khmer, hoàn toàn không có chuyện dạy để dụ trẻ con theo đạo công giáo.
Sau này tôi mới biết đó là một “chiêu” rất hay của thầy để khuyến khích trẻ con trong làng đi học, vì thời đó dân trong làng ít ai đi học. Lúc đó làng tôi còn chưa có người đỗ tú tài! Mãi đến cuối thập niên 1960s mới có người đỗ tú tài (người thứ nhất là đứa em họ tôi, nhưng lớn tuổi hơn tôi, và người thứ hai là anh hai tôi). Mà, bánh mì thời đó ở dưới quê là món ăn rất Tây, rất xa xỉ, nên đám trẻ con ai cũng khoái và vì thế rất nhiều đừa theo học lớp của thầy Trỗ. Lớp học thật ra là một căn nhà lá rộng do gia đình thầy dựng lên chỉ để cho thầy dạy học. Ở dưới quê thời đó thì nhà nào cũng có rất nhiều đất, nên việc dựng riêng một căn nhà vài trăm mét vuông là chuyện … nhỏ. Tôi lúc đó chưa đủ tuổi để học tiểu học, nhưng vì thích bánh mì quá, nên sáng nào cũng đứng trước cổng nhà chờ thầy Trỗ đi ngang qua để kiếm một ổ bánh mì giòn rụm, và theo thầy đi học. Tôi quyết định học tiếng Khmer. Học được một năm thì tôi phải đi học tiểu học “chính qui” nên phải chia tay lớp học của thầy Trỗ. Nhưng một năm đó cũng đủ để tôi có thể viết và nói được tiếng Khmer. Ai cũng khen tôi viết chữ Khmer đẹp. Không biết lời khen để khuyến khích hay khen thật, nhưng cũng như bao đứa trẻ khác, tôi rất thích. :-)
Học tiếng Khmer và chơi thân với người Khmer, nên tôi cũng làm quen với văn hoá Khmer. Nói “văn hoá” thì có vẻ quá to lớn, vì trong thực tế tôi chỉ biết phong tục người Khmer qua những lần đi chùa, đi đua ghe ngo, những lần đi xem hoả táng, v.v. Những lần đi chùa là ấn tượng đầu đời của tôi về Đế Thiên – Đế Thích, thường được vẽ rất hoành tráng trên tranh và treo ngay tại chánh điện trong các ngôi chùa. Chùa nào cũng có những hoa văn ghi lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, và có khi lịch sử CPC. Lớn lên có dịp đọc và tìm hiểu nhiều hơn về văn minh Đông Nam Á, đọc sách của G. Coedes, tôi càng muốn có cơ hội ghé qua CPC một lần cho biết. Dịp may đó đã đến vào cuối năm 2012, khi tôi có một tuần rong ruổi trên xứ Chùa Tháp. Chuyến đi để lại trong tôi những cảm nhận về con người và đất nước nổi tiếng với chùa tháp.
Trên đường thăm xứ chùa tháp
Khởi hành ngày 31/12, tôi đi xe bus từ Sài Gòn, qua Tây Ninh, và điểm đến là Siem Reap. Chuyến đi gồm 24 người, chỉ toàn người thân quen. Cao tuổi nhất là Dì Út tôi, thấp tuổi hơn là những người hàng xóm dưới quê của tôi và bạn bè. Từ 5:30 sáng chúng tôi đã tề tựu lên xe đi. Xe chạy ngang qua vùng Củ Chi lúc hừng sáng, nhưng người dân hai bên đường đã hối hả chuẩn bị cho một ngày mới. Đến Tây Ninh thì đã gần 8 giờ sáng, nên chúng tôi dừng chân ở một quán được cho là có tiếng về món bánh canh. Thú thật, nói là nổi tiếng, nhưng tôi thấy món bánh canh ở đây không mấy ấn tượng, và phần phục vụ thì còn phải cải tiến nhiều hơn nữa. Ăn xong, tôi lang thang ra ngoài quán thì gặp một chị mặc đồ bộ (rất tiêu biểu ở đây) cầm một bó tiền (phải nói là “một bó”) chào mời đổi tiền. Chị nói rằng ở đây chị đổi có giá hơn là lên Mộc Bài hay bên CPC. Điều này chị nói đúng, vì sau này khi có dịp so sánh tỉ giá hai bên, tôi mới thấy giá của chị rất “cạnh tranh”. Thoạt đầu tôi không định đổi tiền, nhưng thấy chị nài nỉ “mở hàng buổi sáng dùm em” nên tôi cũng xiêu lòng và phải đổi 2 triệu đồng tiềng Việt Nam sang tiền CPC. Hoá ra, tiền CPC (riel) có giá hơn tiền Việt Nam. Một USD đổi được khoảng 5000 riel, nhưng 20,000 đồng. Chỉ cần một người mở hàng thì nhiều người khác cũng làm theo, và thế là hôm đó, chị đổi tiền có một thương vụ kha khá (tôi đoán vậy).
Xe chạy một lúc thì đến khu Mộc Bài. Khu này có 2 trạm hải quan, một trạm của Việt Nam, và một trạm của CPC. Trạm hải quan của VN được xây dựng, nếu nhìn từ xa, thì tương đối cục mịch, nặng nề như phần lớn kiến trúc theo kiểu Liên Xô. Vào bên trong thì thấy rất ... Việt Nam. Cũng như bao nhiêu building khác do VN xây, trạm hải quan ở đây cũng đang trong tình trạng xuống cấp, cũng nhếch nhác, và luộm thuộm. Cách đó chừng vài bước đi bộ là trụ sở của hải quan CPC rất khang trang và màu mè. Kiến trúc của hải quan CPC đậm bản sắc dân tộc hơn là kiến trúc của hải quan VN (trông có cái air của Liên Xô). Nhân viên hải quan CPC mặc đồng phục rất đẹp, rất đặc thù nhưng cũng rất … international, còn đồng phục của nhân viên hải quan Việt Nam thì rất giống Tàu. Mới sáng mà không khí qua lại cửa khẩu đã rất tập nập. Hàng loạt chuyến xe từ Việt Nam sang CPC, và hàng trăm người đứng chờ làm thủ tục hải quan để qua nước láng giềng. Tuy nhiên, phía CPC sang Việt Nam thì ít xe hơn, nhưng cũng có khá nhiều người qua lại buôn bán. Ngoài những người có hộ chiếu phải chờ hải quan, còn có những người quên hộ chiếu hay lí do nào đó nên đành phải “đi đường đồng”, có nghĩa là có cò làm thủ tục dùm với cái giá vài trăm ngàn đồng. Điều trớ trêu là những người đi tắt bằng đường đồng này có thể sang CPC nhanh hơn người đi theo hộ chiếu!
Hải quan Mộc Bài
Hải quan phía Campuchea, chỉ vài bước đi bộ từ phía Hải quan Mộc Bài
Qua khỏi Mộc Bài chỉ vài chục mét là hàng loạt casino hiện ra. Anh hướng dẫn viên cho biết chỉ tại khu này đã có đến 7 casino! Nhìn cảnh quang những casino xuất hiện bên cạnh cánh đồng mới vừa thu hoạch xong, tôi thấy có gì khác khác. Nó giống như những sòng bài dành cho người nông dân, hơn là sòng bài của những người triệu phú bên Tây. Thật vậy, nói cho công bằng, những casino này không nguy nga tráng lệ như những casino ở Mĩ hay Canada. Nhưng giữa một nơi có thể nói là đồng không hiu quạnh như thế này mà có đến bảy casino thì quả là một điều đáng suy nghĩ. Không nói ra ai cũng biết khách hàng của những casino này chủ yếu là người Việt. Những chuyến xe bus chở đầy hành khách có điểm đến là đây – casino. Những chuyến xe bus từ CPC về Việt Nam cũng có điểm dừng chân là đây – casino. Anh hướng dẫn nói đùa rằng chính người Việt chúng ta đã làm giàu cho đất nước CPC. Tôi nghĩ anh ấy nói cũng có lí.
Một casino ở gần Mộc Bài
Hình như người Việt chúng ta thích đánh bài. Thói này đã được ghi lại trong các sách về văn hoá. Trong cuốn Văn hoá sử cương, Đào Duy Anh nhận xét rằng người Việt "Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc." Cờ bạc chịu sự ảnh hưởng của gen, và thói quen đỏ đen được xem là một bệnh tâm thần. Nhưng cái gen cờ bạc và hội chứng tâm thần đó có hiệu quả làm giàu cho CPC.
(còn tiếp)
0 nhận xét:
Post a Comment