Campuchea vẫn là một đất nước rất nghèo. Cái nghèo hiện ra ngay trên quốc lộ và hai bên đường lộ. Nhìn những chiếc xe đò cũ kĩ và những em học trò đen đúa, tôi chạnh lòng nhớ lại Việt Nam trong thời bao cấp. Nhưng Campuchea có cái khác không nghèo: đó là chính trị. Một đất nước chỉ 14 triệu dân mà có đến 67 đảng phái chính trị, và họ cạnh tranh nhau rất ... sinh động. Sự cạnh tranh xem ra có lợi cho người dân ...
Cái nghèo của người dân
Con đường đi từ Mộc Bài đến Siem Reap chỉ là một con đường hai làn xe. Tuy chỉ hai làn xe, nhưng chất lượng khá tốt, không thua gì những quốc lộ bên Việt Nam. Xe chạy bon bon, không có vấn đề gì cả. Hai bên đường là đồng ruộng mênh mông. Mấy người hàng xóm tôi bàn tán râm rang về cách làm ruộng ở đây. Chỉ nhìn qua cây lúa, họ khẳng định dân ở đây chỉ làm ruộng một vụ (thay vì 3 vụ ở Việt Nam). Anh hướng dẫn đoàn nói thêm rằng gạo ở đây rất ngon, do nông dân ở đây không dùng thuốc trừ sâu và cũng chẳng có phân bón. Mà, đúng như anh ấy nói, khi đoàn dừng chân ở một quán cơm trên đường, tôi có dịp ăn gạo trắng thì thấy quả thật hạt gạo ở đây nhỏ, ngắn, rất trắng, và có vị ngọt. Có thể ăn cả chục chén cơm mà không thấy chán! Nghe nói người Việt thường hay sang đây mua gạo về ăn. Thế là người trong đoàn mua ngay vài bao gạo về làm quà cho bà con bên Việt Nam.
Một điều đáng chú ý là rất ít bóng dáng công an, cảnh sát ở xứ chùa tháp. Không giống như bên Việt Nam, cánh tài xế rất ngán công an giao thông, những người mà họ hóm hỉnh đặt tên là “anh hùng núp”; ở đây rất ít thấy cảnh sát xuất hiện. Không biết mấy nước khác thì sao, chứ có dịp đi nhiều nơi trên thế giới, tôi nghĩ Việt Nam có lẽ là nước có nhiều công an và cảnh sát nhất. Đi đâu cũng thấy họ. Ở đâu cũng có mặt họ. Sự có mặt dày đặt của cảnh sát làm cho người ta có ấn tượng Việt Nam là một xã hội cảnh sát trị. Nhưng ở đây, nơi chỉ cách Việt Nam có vài cây số, chẳng thấy bóng dáng công an hay cảnh sát đâu cả. Có lẽ xứ người ta thanh bình hơn Việt Nam nên không cần nhiều cảnh sát chăng.
Dọc đường CPC có rất nhiều cây thốt nốt. Với tôi thì không còn xa lạ gì với loại cây này, vốn có rất nhiều dưới quê tôi ở Kiên Giang. Nhiều người Khmer tin rằng nơi nào có cây thốt nốt thì nơi đó là đất của người Khmer hay một phần lãnh thổ của CPC. Nhưng niềm tin này có lẽ không đúng, vì cây thốt nốt không chỉ có mặt ở CPC, mà khắp vùng Đông Nam Á, kể cả Nam Dương, Mã Lai, và Thái Lan. Dĩ nhiên, ngày xưa (trên 10 ngàn năm trước) thì đâu có phân định quốc gia như hiện nay; tất cả chỉ được biết đến như là Đông Nam Á mà thôi. Nhưng cây thốt nốt và người Khmer sống bên nhau chắc rất lâu, nên họ xem cây này như là một loại cây đồng hành cùng lịch sử tồn tại của họ. Thơ văn Khmer mô tả cây thốt nốt ôm ấp thôn làng Khmer, nuôi sống người dân làng, ca ngợi những mối tình trai gái dưới cây thốt nốt, v.v. Do đó, không ngạc nhiên khi người Khmer xem cây thốt nốt là biểu tượng của sự kiên nhẫn và trường sinh.
Khác với Việt Nam nhà cửa mọc lên san sát nhau, còn ở đây thì nhà cửa còn thưa thớt lắm. Nhà thường được xây như nhà sàn ở miền Tây nguyên Việt Nam. Phía trên là nơi ở, phía dưới bỏ trống, nhưng cũng có khi nơi trú ngụ của gia cầm. Anh hướng dẫn đoàn cho biết nhà nào có rèm màu đỏ là nhà đó có con gái chưa chồng; rèm màu xanh là trai chưa có vợ; và rèm màu vàng là nhà có nhà sư ở. Không biết thực hư ra sao, nhưng đúng là thỉnh thoảng tôi cũng nhìn thấy những bức rèm với màu đỏ và xanh.
Ở các vùng quê, nhà cửa xây chẳng theo một qui hoạch nào, mà hình như tụ nhau thành một xóm. Nhìn chung tôi thấy cảnh nông thôn ở CPC đơn giản và có vẻ rất thanh bình. Nhìn cảnh thưa thớt nhà cửa ở đây tôi liên tưởng đến làng quê của tôi 40-50 năm về trước, thời đó cũng rất ít nhà và nhiều ruộng như ở CPC bây giờ.
Sự thưa thớt dân cư ở CPC cũng là điều dễ hiểu. Theo số liệu chính thức, CPC có diện tích 181,040 km^2, với dân số 14.8 triệu người. Như vậy tính trung bình, chỉ có 82 người trên mỗi km^2. Việt Nam, diện tích 331,698 km^2 (bây giờ thì chắc ít hơn rồi do Tàu chiếm một số!), với dân số 91.5 triệu người, và mật độ dân số là 671 người trên mỗi km^2. Do đó, mật độ dân số VN cao gấp 8 lần CPC.
Đường lộ CPC có vẻ ít xe hơn Việt Nam. Trên Quốc lộ 6 chúng tôi đang đi, lâu lâu mới thấy một chiếc xe hơi, phần lớn là xe gắn máy nhưng cũng không dày đặc như ở bên Việt Nam. Thỉnh thoảng tôi thấy vài chiếc xe bus tốc hành mang biển số Việt Nam trên Quốc lộ 6. Hỏi ra mới biết mấy năm gần đây, việc lưu thông giữa CPC và Việt Nam đã dễ dàng hơn. Xe đăng kí ở Việt Nam cũng có thể xin giấy phép lưu hành ở CPC (như xe tôi đang đi); ngược lại, xe đăng kí bên CPC cũng có thể chở khách từ Việt Nam. Tôi thấy đó là một phát triển đáng mừng. Tôi chỉ ước một ngày nào đó không xa, tất cả các nước trong khối ASEAN thông xe để người dân có cơ hội tham quan như bên Âu châu vậy. Tôi nghĩ chắc trong tương lai việc thông xe chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng không biết lúc đó tôi có điều kiện để đi khắp vùng ASEAN hay không.
CPC còn nghèo có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Lịch sử đất nước này có quá nhiều chính biến, và gần đây nhất là chế độ diệt chủng của Pol Pot (1975-1979). Không ai biết chế độ cộng sản của Pol Pot đã giết chết bao nhiêu người, nhưng con số có thể trong khoảng 1.7 triệu đến 2.5 triệu, tức khoảng 20% dân số CPC lúc đó. Chỉ riêng việc khảo sát 20 ngàn mồ chôn tập thể, các nhà nghiên cứu phương Tây đã ước tính rằng có đến 1,386,734 người bị giết chết. Có thể nói rằng Pol Pot là một tên sát nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Điều trớ trêu là tên này giết người nhân danh chủ nghĩa cộng sản! Với một lịch sử gần như thế, không trách người Khmer vẫn chưa qua khỏi cơn ác mộng. Trong thời gian Pol Pot cai trị CPC, hàng loạt những cơ sở công nghiệp, thương mại, văn hóa, v.v. bị tiêu hủy. Tính từ 1979 khi quân đội Việt Nam sang giải phóng CPC đến nay chỉ 30 năm, một thời gian còn quá ngắn để phục hồi nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì thu nhập bình quân của người dân CPC trong thời gian 2008-2012 là 897 USD, còn Việt Nam là 1407 USD. Thu nhập trung bình của CPC năm nay tương đương với thu nhập của Việt Nam vào năm 2006 hay 2007. Như vậy, có thể nói CPC đi sau Việt Nam 5 năm? Tuy nhiên, anh hướng dẫn chuyến đi tự tin rằng trong tương lai CPC sẽ phát triển hơn Việt Nam. Tại sao? Tại vì, theo anh thấy, CPC được nhiều nước trên thế giới tài trợ, đất nước CPC có nhiều tài nguyên mà ít dân, và quan trọng hơn là nền chính trị đa nguyên đa đảng của CPC đang dần dần ổn định. Một khi nền chính trị đa đảng ổn định thì đất nước này sẽ cất cánh. Tôi cũng hi vọng như thế.
Sinh hoạt chính trị
Nói đến đa nguyên đa đảng tôi thấy một nét hay hay ở CPC. CPC có ít dân, nhưng có đến 67 đảng phái chính trị! Tuy nhiều đảng như thế, nhưng trong thực tế thì chỉ có 2 đảng chính: đảng Nhân dân Campuchea và đảng FUNCIPEC. Đảng Nhân dân CPC đang cầm quyền chính là Đảng cộng sản trước đây. Nhưng có lẽ chữ “Communist” nặng nề quá và kinh khủng quá, nên người trong đảng quyết định đổi sang cái tên thân mật hơn: Cambodia People’s Party hay CPP. Còn Đảng FUNCIPEC thì thật ra do cựu hoàng Sihanouk thành lập ở Pháp vào năm 1981 để chống bọn Khmer Đỏ do Trung Cộng yểm trợ. Funcipec là viết tắt của chữ Front Uni National pour un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, et Coopératif, có thể dịch là là Mặt trận quốc gia cho một Campuchea độc lập, hoà bình và hợp tác. Đi hai bên đường, tôi thấy hai đảng này bên nhau một cách … đề huề. Xa xa có một biển dựng lên với hàng chữ Cambodia People’s Party, và cách đó vài trăm mét thì có bảng đề tên Funcipec Party. Tôi đoán đó là chi bộ hay trụ sở địa phương của đảng. Nhưng anh hướng dẫn nói không hẳn vậy. Mỗi khi đảng nào xây được một ngôi trường, hay một con lộ vào làng, họ bèn cho dựng lên bảng hiệu đề tên đảng của họ. Vì đây là những công trình phúc lợi xã hội, nên đảng đối lập cũng cố kiếm tài trợ xây lên một công trình khác và dựng bảng đề tên như là một cách … kể công. Do đó, hai đảng dân tộc KPC và FUNCIPEC luân phiên nhau xuất hiện trên đường lộ khắp nước. Nếu cạnh tranh chính trị mà vì lợi ích xã hội như thế thì tôi nghĩ chắc CPC đã trưởng thành hơn và văn minh hơn một số nơi.
Tuy dấu hiệu chính trị xuất hiện nhiều [qua tên đảng] như thế, nhưng đường phố CPC không có khẩu hiệu chính trị. Ở Việt Nam thì khẩu hiệu chính trị xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻn. Đi đâu cũng thấy những khẩu hiệu như Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, v.v. xuất hiện trên những băng rôn với màu nền đỏ chói và chữ vàng choé. Đọc qua những khẩu hiệu này, tôi không dám chắc mình hiểu ý nghĩa thật của chúng là gì. Rất nhiều “muôn năm” và “vĩ đại” trong khẩu hiệu. Nhưng trong lịch sử nhân loại làm gì có một thực thể nào tồn tại muôn năm (ngoại trừ trái đất). Ngày xưa những ông “trời con” bên Tàu bắt người ta phải tung hô vạn tuế, mà các vị ấy có sống đến 100 năm đâu. Do đó, tôi không nghĩ những khẩu hiệu đang có mặt khắp nơi ở đường phố Việt Nam có ý nghĩa gì, ngoại trừ tính tuyên truyền và nhắc nhở người dân về công ơn của Đảng, của Bác. Sự hiện diện của khẩu hiểu chính trị trên đường phố tự nó nói lên một đất nước còn lạc hậu, giáo điều, và ... làm đau mắt cho người đi đường (vì những màu năng lượng cao cùng với những bảng che khuất những bảng chỉ đường giao thông). Vấn đề là nội dung của những khẩu hiệu đó mang tính ... dạy đời, giống như có ai đó đang ngồi "ở trên" phán xuống đám dân đen những chân lí theo một quan điểm nào đó. Nhưng ở CPC thì không có những khẩu hiệu nhắc nhở như thế trên đường phố, và điều đó làm tôi thấy thoải mái hơn. Thoải mái là vì cảm thấy cái không khí chính trị ở đây nhẹ nhàng hơn. Sự khác biệt giữa Việt Nam và CPC làm tôi suy nghĩ. Những khẩu hiệu ở Việt Nam có lẽ do ảnh hưởng của Tàu, hay cụ thể hơn là Mao-ít. Ngày nay, CPC cũng chịu ảnh hưởng của Tàu, nhưng họ hình như không áp dụng những hình thức Mao-ít trên quê hương họ, có lẽ họ đã học được bài học đau thương từ những tên Mao-ít dã man nhất trong lịch sử nhân loại như Pol Pot.
Thay vào sự trống vắng của những khẩu hiệu chính trị trên đường phố là chùa chiềng. Chùa xuất hiện khắp nơi trên đất nước CPC, từ làng quê ra thành phố. Những nơi đi qua, gần như bất cứ một làng nào cũng có một ngôi chùa. Chùa thường được xây ngay tại đầu đường lộ dẫn vào làng (cũng giống như đình ở làng xã miền Bắc). Cái đẹp và sự lộng lẫy của chùa là một thước đo về sự thịnh vượng của làng. Làng nào có chùa hoành tráng cũng chính là tín hiệu cho biết dân làng đó làm ăn khấm khá. Người Khmer rất tôn kính sư sãi. Thỉnh thoảng tôi thấy các sư sãi đi khất thực trên đường phố, và người dân kính cẩn đứng hai bên đường kính cẩn dâng cúng thức ăn. Đây là những nhà sư khất thực thật, chứ không phải loại sư khất thực dỏm ở Hà Nội mà báo chí có lần đưa tin. Một so sánh vui vui chợt hiện lên trong đầu: ở Việt Nam chủ nghĩa xã hội được xem gần như là một tôn giáo, nhưng ở đây thì không có (hay không còn) chủ nghĩa xã hội, và thay vào đó tôn giáo lại là kim chỉ nam đạo đức cho xã hội.
Gặp đồng hương ở “Cánh tay Biển Hồ”
Từ Mộc Bài đi Siem Reap phải đi ngang qua tỉnh Srey Vieng (hay Prey Veng, tôi quên tên vì nghe không rõ). Đây là tỉnh nghèo nhất CPC. Cái nghèo hiện ra từ con đường đến trường học. Người hướng dẫn đoàn cho biết ở CPC cũng có tính địa phương chủ nghĩa. Tỉnh nào có ông lớn ngoài trung ương (như tỉnh Kompong Cham của Hun Sen chẳng hạn) là được đầu tư và xây dựng tốt, còn tỉnh nào không có người làm lớn ở cấp trung ương thì nghèo. Tôi lại có so sánh ngộ nghỉnh là điểm này hơi khác bên Việt Nam ta. Tỉnh tôi (Kiên Giang) là quê hương của thủ tướng mà vẫn thuộc tỉnh nghèo ở Việt Nam.
Đoàn chúng tôi tạm dừng chân ở một quán bên đường để giải lao và vệ sinh cá nhân. Quán nằm ngay bên cạnh một cái hồ mênh mông như biển. Người hướng dẫn đoàn nói rằng hồ này chỉ được ví như một “Cánh tay của Biển Hồ” mà thôi. Như thế người ta có thể hình dung Biển Hồ rộng lớn như thế nào. Quán có bán đồ lưu niệm (mà phần lớn là made in China) và có phục vụ ăn uống. Tôi chọn một lon bia địa phương, ngồi bên cạnh bờ hồ để nhìn cảnh trời đất và thả hồn trôi nổi theo nước ...
Đang miên man thì quán ồn ào lên vì hai đoàn khác mới đến. Hai đoàn này có cả trăm người, đại đa số là người Việt, Việt kiều Mĩ, nhưng cũng có vài người ngoại quốc. Các nhân viên quán vận sà rong đon đả chào khách, họ nói tiếng Việt rất sỏi và dễ thương. Mấy anh chàng Việt kiều Mĩ cũng mua bia ngồi nhâm nhi so sánh chuyện CPC và Việt Nam. Một anh độ tuổi 60 ngồi đối diện tôi và thân mật hỏi Ở Mĩ về hả, tôi mỉm cười gật đầu và nói ở Úc chứ không phải Mĩ. Thiên lí tha hương ngộ cố tri – người Việt xuất phát bất cứ nơi nào mà gặp nhau ở một vùng không phải là quê hương mình đều rất dễ gần nhau. Chúng tôi trao đổi những câu chuyện thời sự, xã hội, văn nghệ văn gừng rất xôm tụ. Anh Việt kiều Mĩ kinh ngạc sao tôi lại rành xứ Mĩ đến thế, tôi nói tôi từng ở bên đó vài năm và vẫn qua lại mỗi năm mà. Anh Việt kiều Mĩ này sắp nghỉ hưu nên đi một chuyến về Việt Nam và sẵn đó sang CPC chơi luôn. Lần đầu tiên anh về VN sau hơn 30 năm xa cách, nên với anh cái gì cũng mới, và rất dễ xúc cảm khi nhìn thấy cái nghèo ở quê hương. Anh tâm sự với tôi anh là một chuyên gia về hàng không, và mãi suy nghĩ phải làm sao chung tay giúp cho VN khá lên, nhưng với cơ chế (cơ cấu và chế độ) như hiện nay thì Việt kiều đành bó tay.
Cây cầu cổ Kampong Kdei
Từ Srey Vieng đi Siem Reap phải qua một điểm tham quan quan trọng là cây cầu cổ Kampong Kdei nằm trên Quốc lộ 6. Trong tiếng Khmer, Kampong có nghĩa là bến sông. Trong số 23 tỉnh ở CPC có 4 tỉnh có tên là bến, như Kampong Cham, Kampong Thom, Kampong Chmang, Kampong Speu. Do đó, cây cầu này có lẽ dịch là Cầu bến Kơ-đây. Cầu Kampong Kdei nổi tiếng vì kiến trúc và tuổi đời của nó. Cầu chỉ dài 85 m, cao 14 m, và bề mặt rộng 15 m. Chân cầu làm bằng đá ong. Kiến trúc rất giống với những cây cầu Âu châu thời đó, nhưng lại đậm sắc thái Hindu. Hai đầu cầu là tượng rắn thần Naga (loại rắn 7 đầu). Thật ra, thân cầu cũng được thiết kế theo hình dáng thân rắn.
Cầu này được xây dựng vào năm 1186, dưới thời vua Jayavarman VII, một anh quân của CPC (mà tôi sẽ đề cập trong phần sau). Như vậy, cây cầu Kompong Kdei đã 826 tuổi. Trong một thời gian dài như thế mà cây cầu vẫn sừng sững cùng năm tháng, thì đủ biết chất lượng xây dựng ngày xưa của người Khmer tốt như thế nào. Viết đến đây tôi chợt rùng mình nhớ đến những cầu đường do Việt Nam xây, chỉ vài tháng đưa vào sử dụng là có vấn đề. Nhưng để bảo tồn một di tích quan trọng, nên nhà chức trách CPC đã xây một cây cầu phụ, và cầu Kampong Kdei chỉ để du khách tham quan.
Bên cạnh cầu Kampong Kdei là một vài quán nước. Quán bán cơm, cà phê, nước lạnh, và không thể thiếu được trái thốt nốt. Hình như quán biết du khách Việt Nam hay ghé đây, nên có hẳn một bảng chào hàng được viết bằng chữ Việt nhưng hình như có vấn đề về đánh vần.
(Còn tiếp ...)
Cái nghèo của người dân
Con đường đi từ Mộc Bài đến Siem Reap chỉ là một con đường hai làn xe. Tuy chỉ hai làn xe, nhưng chất lượng khá tốt, không thua gì những quốc lộ bên Việt Nam. Xe chạy bon bon, không có vấn đề gì cả. Hai bên đường là đồng ruộng mênh mông. Mấy người hàng xóm tôi bàn tán râm rang về cách làm ruộng ở đây. Chỉ nhìn qua cây lúa, họ khẳng định dân ở đây chỉ làm ruộng một vụ (thay vì 3 vụ ở Việt Nam). Anh hướng dẫn đoàn nói thêm rằng gạo ở đây rất ngon, do nông dân ở đây không dùng thuốc trừ sâu và cũng chẳng có phân bón. Mà, đúng như anh ấy nói, khi đoàn dừng chân ở một quán cơm trên đường, tôi có dịp ăn gạo trắng thì thấy quả thật hạt gạo ở đây nhỏ, ngắn, rất trắng, và có vị ngọt. Có thể ăn cả chục chén cơm mà không thấy chán! Nghe nói người Việt thường hay sang đây mua gạo về ăn. Thế là người trong đoàn mua ngay vài bao gạo về làm quà cho bà con bên Việt Nam.
Một điều đáng chú ý là rất ít bóng dáng công an, cảnh sát ở xứ chùa tháp. Không giống như bên Việt Nam, cánh tài xế rất ngán công an giao thông, những người mà họ hóm hỉnh đặt tên là “anh hùng núp”; ở đây rất ít thấy cảnh sát xuất hiện. Không biết mấy nước khác thì sao, chứ có dịp đi nhiều nơi trên thế giới, tôi nghĩ Việt Nam có lẽ là nước có nhiều công an và cảnh sát nhất. Đi đâu cũng thấy họ. Ở đâu cũng có mặt họ. Sự có mặt dày đặt của cảnh sát làm cho người ta có ấn tượng Việt Nam là một xã hội cảnh sát trị. Nhưng ở đây, nơi chỉ cách Việt Nam có vài cây số, chẳng thấy bóng dáng công an hay cảnh sát đâu cả. Có lẽ xứ người ta thanh bình hơn Việt Nam nên không cần nhiều cảnh sát chăng.
Dọc đường CPC có rất nhiều cây thốt nốt. Với tôi thì không còn xa lạ gì với loại cây này, vốn có rất nhiều dưới quê tôi ở Kiên Giang. Nhiều người Khmer tin rằng nơi nào có cây thốt nốt thì nơi đó là đất của người Khmer hay một phần lãnh thổ của CPC. Nhưng niềm tin này có lẽ không đúng, vì cây thốt nốt không chỉ có mặt ở CPC, mà khắp vùng Đông Nam Á, kể cả Nam Dương, Mã Lai, và Thái Lan. Dĩ nhiên, ngày xưa (trên 10 ngàn năm trước) thì đâu có phân định quốc gia như hiện nay; tất cả chỉ được biết đến như là Đông Nam Á mà thôi. Nhưng cây thốt nốt và người Khmer sống bên nhau chắc rất lâu, nên họ xem cây này như là một loại cây đồng hành cùng lịch sử tồn tại của họ. Thơ văn Khmer mô tả cây thốt nốt ôm ấp thôn làng Khmer, nuôi sống người dân làng, ca ngợi những mối tình trai gái dưới cây thốt nốt, v.v. Do đó, không ngạc nhiên khi người Khmer xem cây thốt nốt là biểu tượng của sự kiên nhẫn và trường sinh.
Cây thốt nốt có mặt trên khắp đất nước Campuchea. Quê tôi cũng có nhiều cây thốt nốt như thế này. Đi ruộng giữa buổi trưa hè, mà ngồi dưới tàn cây thốt nốt, mở gà mên cơm ra với một con khô cá sặc thì ... ngon không có bút nào tả hết.
Cây thốt nốt giông giống cây cau (hình như khoa học xếp hai loại cây này cùng họ), nhưng trái thì khác hẳn. Trái cây thốt nốt có thể biến chế thành đường (rất ngon) hay nấu chè thốt nốt, còn thân cây thì được tận dụng để làm quạt, làm cầu bắt ngang sông, v.v. Dưới quê tôi, người ta còn dùng thốt nốt làm rượu, uống cũng ngon. Nhưng qua đến đất nước CPC tôi mới thấy cây thốt nốt phổ biến như thế nào. Suốt đoạn đường 500 km, lúc nào tôi cũng thấy cây thốt nốt. Thốt nốt mọc giữa đồng ruộng bao la màu xanh rì. Thốt nốt bên cạnh nhà. Thốt nốt ở cổng làng và bên cạnh chùa. Tôi mới hiểu tại sao cây thốt nốt được xem là biểu tượng văn hoá của người Khmer.Khác với Việt Nam nhà cửa mọc lên san sát nhau, còn ở đây thì nhà cửa còn thưa thớt lắm. Nhà thường được xây như nhà sàn ở miền Tây nguyên Việt Nam. Phía trên là nơi ở, phía dưới bỏ trống, nhưng cũng có khi nơi trú ngụ của gia cầm. Anh hướng dẫn đoàn cho biết nhà nào có rèm màu đỏ là nhà đó có con gái chưa chồng; rèm màu xanh là trai chưa có vợ; và rèm màu vàng là nhà có nhà sư ở. Không biết thực hư ra sao, nhưng đúng là thỉnh thoảng tôi cũng nhìn thấy những bức rèm với màu đỏ và xanh.
Ở các vùng quê, nhà cửa xây chẳng theo một qui hoạch nào, mà hình như tụ nhau thành một xóm. Nhìn chung tôi thấy cảnh nông thôn ở CPC đơn giản và có vẻ rất thanh bình. Nhìn cảnh thưa thớt nhà cửa ở đây tôi liên tưởng đến làng quê của tôi 40-50 năm về trước, thời đó cũng rất ít nhà và nhiều ruộng như ở CPC bây giờ.
Một ngôi nhà sàn tiêu biểu ở Campuchea. Cách xây nhà như trên cũng thỉnh thoảng thấy ở vùng quê miền Tây Việt Nam nơi có đông người Khmer.
Sự thưa thớt dân cư ở CPC cũng là điều dễ hiểu. Theo số liệu chính thức, CPC có diện tích 181,040 km^2, với dân số 14.8 triệu người. Như vậy tính trung bình, chỉ có 82 người trên mỗi km^2. Việt Nam, diện tích 331,698 km^2 (bây giờ thì chắc ít hơn rồi do Tàu chiếm một số!), với dân số 91.5 triệu người, và mật độ dân số là 671 người trên mỗi km^2. Do đó, mật độ dân số VN cao gấp 8 lần CPC.
Đường lộ CPC có vẻ ít xe hơn Việt Nam. Trên Quốc lộ 6 chúng tôi đang đi, lâu lâu mới thấy một chiếc xe hơi, phần lớn là xe gắn máy nhưng cũng không dày đặc như ở bên Việt Nam. Thỉnh thoảng tôi thấy vài chiếc xe bus tốc hành mang biển số Việt Nam trên Quốc lộ 6. Hỏi ra mới biết mấy năm gần đây, việc lưu thông giữa CPC và Việt Nam đã dễ dàng hơn. Xe đăng kí ở Việt Nam cũng có thể xin giấy phép lưu hành ở CPC (như xe tôi đang đi); ngược lại, xe đăng kí bên CPC cũng có thể chở khách từ Việt Nam. Tôi thấy đó là một phát triển đáng mừng. Tôi chỉ ước một ngày nào đó không xa, tất cả các nước trong khối ASEAN thông xe để người dân có cơ hội tham quan như bên Âu châu vậy. Tôi nghĩ chắc trong tương lai việc thông xe chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng không biết lúc đó tôi có điều kiện để đi khắp vùng ASEAN hay không.
Thỉnh thoảng trên đường xuất hiện những chiếc xe cũ kĩ, và kỉ niệm của những năm tháng đau khổ sau 1975 lại ùa về. Thời sau 1975, nhất là thời bao cấp, xe đò Việt Nam còn rất thô sơ. Mỗi lần muốn đi từ Rạch Giá về quê (hay ngược lại), chúng tôi phải xếp hàng từ sáng sớm mà cũng không có một chỗ đàng hoàng, có khi phải đeo ngang hông xe, có khi ngồi trên mui xe cùng với gà vịt và trái cây. Được chỗ ngồi cũng không êm thắm gì đâu, bởi ghế ngồi được tái chế bằng gỗ (chứ không có nệm). Người may mắn ngồi trên ghế, người kém may mắn thì ngồi bẹp xuống giữa hai hàng ghế. Có khi xe không chịu chạy, và thế là đám thanh niên chúng tôi phải nhảy xuống để đẩy cho xe lấy trớn vô số. Thời đó, nhiều chiếc xem còn chạy bằng than, và máy xe được khởi động bằng cái cần quay. Người tài xế phải quay cả chục vòng thì máy xe mới chịu nổ! Ngày nay thì Việt Nam tiến bộ hơn nhiều, nên không còn cảnh tượng hải hùng như xưa nữa. Ấy vậy mà ngày nay, trên đất nước CPC láng giềng, tôi lại chứng kiến những chiếc xe như thế rong ruổi. Những người trẻ tuổi đi trong chuyến đi nhìn cảnh tượng đó và không ngớt lắc đầu cho sự hiểm nguy của những chiếc xe như thế. Phải nhìn thấy như thế để cảm nhận được cái nghèo của nước láng giềng sau bao nhiêu năm chiến tranh.
Một cảnh chen chúc nhau lên xe đò. Cảnh này làm tôi nhớ đến thời bao cấp ở Việt Nam
Những chiếc xe kĩu kịt nặng nề như thế này rất phổ biến dọc đường từ Mộc Bài đi Siem Reap
CPC còn nghèo có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Lịch sử đất nước này có quá nhiều chính biến, và gần đây nhất là chế độ diệt chủng của Pol Pot (1975-1979). Không ai biết chế độ cộng sản của Pol Pot đã giết chết bao nhiêu người, nhưng con số có thể trong khoảng 1.7 triệu đến 2.5 triệu, tức khoảng 20% dân số CPC lúc đó. Chỉ riêng việc khảo sát 20 ngàn mồ chôn tập thể, các nhà nghiên cứu phương Tây đã ước tính rằng có đến 1,386,734 người bị giết chết. Có thể nói rằng Pol Pot là một tên sát nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Điều trớ trêu là tên này giết người nhân danh chủ nghĩa cộng sản! Với một lịch sử gần như thế, không trách người Khmer vẫn chưa qua khỏi cơn ác mộng. Trong thời gian Pol Pot cai trị CPC, hàng loạt những cơ sở công nghiệp, thương mại, văn hóa, v.v. bị tiêu hủy. Tính từ 1979 khi quân đội Việt Nam sang giải phóng CPC đến nay chỉ 30 năm, một thời gian còn quá ngắn để phục hồi nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì thu nhập bình quân của người dân CPC trong thời gian 2008-2012 là 897 USD, còn Việt Nam là 1407 USD. Thu nhập trung bình của CPC năm nay tương đương với thu nhập của Việt Nam vào năm 2006 hay 2007. Như vậy, có thể nói CPC đi sau Việt Nam 5 năm? Tuy nhiên, anh hướng dẫn chuyến đi tự tin rằng trong tương lai CPC sẽ phát triển hơn Việt Nam. Tại sao? Tại vì, theo anh thấy, CPC được nhiều nước trên thế giới tài trợ, đất nước CPC có nhiều tài nguyên mà ít dân, và quan trọng hơn là nền chính trị đa nguyên đa đảng của CPC đang dần dần ổn định. Một khi nền chính trị đa đảng ổn định thì đất nước này sẽ cất cánh. Tôi cũng hi vọng như thế.
Sinh hoạt chính trị
Nói đến đa nguyên đa đảng tôi thấy một nét hay hay ở CPC. CPC có ít dân, nhưng có đến 67 đảng phái chính trị! Tuy nhiều đảng như thế, nhưng trong thực tế thì chỉ có 2 đảng chính: đảng Nhân dân Campuchea và đảng FUNCIPEC. Đảng Nhân dân CPC đang cầm quyền chính là Đảng cộng sản trước đây. Nhưng có lẽ chữ “Communist” nặng nề quá và kinh khủng quá, nên người trong đảng quyết định đổi sang cái tên thân mật hơn: Cambodia People’s Party hay CPP. Còn Đảng FUNCIPEC thì thật ra do cựu hoàng Sihanouk thành lập ở Pháp vào năm 1981 để chống bọn Khmer Đỏ do Trung Cộng yểm trợ. Funcipec là viết tắt của chữ Front Uni National pour un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, et Coopératif, có thể dịch là là Mặt trận quốc gia cho một Campuchea độc lập, hoà bình và hợp tác. Đi hai bên đường, tôi thấy hai đảng này bên nhau một cách … đề huề. Xa xa có một biển dựng lên với hàng chữ Cambodia People’s Party, và cách đó vài trăm mét thì có bảng đề tên Funcipec Party. Tôi đoán đó là chi bộ hay trụ sở địa phương của đảng. Nhưng anh hướng dẫn nói không hẳn vậy. Mỗi khi đảng nào xây được một ngôi trường, hay một con lộ vào làng, họ bèn cho dựng lên bảng hiệu đề tên đảng của họ. Vì đây là những công trình phúc lợi xã hội, nên đảng đối lập cũng cố kiếm tài trợ xây lên một công trình khác và dựng bảng đề tên như là một cách … kể công. Do đó, hai đảng dân tộc KPC và FUNCIPEC luân phiên nhau xuất hiện trên đường lộ khắp nước. Nếu cạnh tranh chính trị mà vì lợi ích xã hội như thế thì tôi nghĩ chắc CPC đã trưởng thành hơn và văn minh hơn một số nơi.
Tuy dấu hiệu chính trị xuất hiện nhiều [qua tên đảng] như thế, nhưng đường phố CPC không có khẩu hiệu chính trị. Ở Việt Nam thì khẩu hiệu chính trị xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻn. Đi đâu cũng thấy những khẩu hiệu như Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, v.v. xuất hiện trên những băng rôn với màu nền đỏ chói và chữ vàng choé. Đọc qua những khẩu hiệu này, tôi không dám chắc mình hiểu ý nghĩa thật của chúng là gì. Rất nhiều “muôn năm” và “vĩ đại” trong khẩu hiệu. Nhưng trong lịch sử nhân loại làm gì có một thực thể nào tồn tại muôn năm (ngoại trừ trái đất). Ngày xưa những ông “trời con” bên Tàu bắt người ta phải tung hô vạn tuế, mà các vị ấy có sống đến 100 năm đâu. Do đó, tôi không nghĩ những khẩu hiệu đang có mặt khắp nơi ở đường phố Việt Nam có ý nghĩa gì, ngoại trừ tính tuyên truyền và nhắc nhở người dân về công ơn của Đảng, của Bác. Sự hiện diện của khẩu hiểu chính trị trên đường phố tự nó nói lên một đất nước còn lạc hậu, giáo điều, và ... làm đau mắt cho người đi đường (vì những màu năng lượng cao cùng với những bảng che khuất những bảng chỉ đường giao thông). Vấn đề là nội dung của những khẩu hiệu đó mang tính ... dạy đời, giống như có ai đó đang ngồi "ở trên" phán xuống đám dân đen những chân lí theo một quan điểm nào đó. Nhưng ở CPC thì không có những khẩu hiệu nhắc nhở như thế trên đường phố, và điều đó làm tôi thấy thoải mái hơn. Thoải mái là vì cảm thấy cái không khí chính trị ở đây nhẹ nhàng hơn. Sự khác biệt giữa Việt Nam và CPC làm tôi suy nghĩ. Những khẩu hiệu ở Việt Nam có lẽ do ảnh hưởng của Tàu, hay cụ thể hơn là Mao-ít. Ngày nay, CPC cũng chịu ảnh hưởng của Tàu, nhưng họ hình như không áp dụng những hình thức Mao-ít trên quê hương họ, có lẽ họ đã học được bài học đau thương từ những tên Mao-ít dã man nhất trong lịch sử nhân loại như Pol Pot.
Thay vào sự trống vắng của những khẩu hiệu chính trị trên đường phố là chùa chiềng. Chùa xuất hiện khắp nơi trên đất nước CPC, từ làng quê ra thành phố. Những nơi đi qua, gần như bất cứ một làng nào cũng có một ngôi chùa. Chùa thường được xây ngay tại đầu đường lộ dẫn vào làng (cũng giống như đình ở làng xã miền Bắc). Cái đẹp và sự lộng lẫy của chùa là một thước đo về sự thịnh vượng của làng. Làng nào có chùa hoành tráng cũng chính là tín hiệu cho biết dân làng đó làm ăn khấm khá. Người Khmer rất tôn kính sư sãi. Thỉnh thoảng tôi thấy các sư sãi đi khất thực trên đường phố, và người dân kính cẩn đứng hai bên đường kính cẩn dâng cúng thức ăn. Đây là những nhà sư khất thực thật, chứ không phải loại sư khất thực dỏm ở Hà Nội mà báo chí có lần đưa tin. Một so sánh vui vui chợt hiện lên trong đầu: ở Việt Nam chủ nghĩa xã hội được xem gần như là một tôn giáo, nhưng ở đây thì không có (hay không còn) chủ nghĩa xã hội, và thay vào đó tôn giáo lại là kim chỉ nam đạo đức cho xã hội.
Gặp đồng hương ở “Cánh tay Biển Hồ”
Từ Mộc Bài đi Siem Reap phải đi ngang qua tỉnh Srey Vieng (hay Prey Veng, tôi quên tên vì nghe không rõ). Đây là tỉnh nghèo nhất CPC. Cái nghèo hiện ra từ con đường đến trường học. Người hướng dẫn đoàn cho biết ở CPC cũng có tính địa phương chủ nghĩa. Tỉnh nào có ông lớn ngoài trung ương (như tỉnh Kompong Cham của Hun Sen chẳng hạn) là được đầu tư và xây dựng tốt, còn tỉnh nào không có người làm lớn ở cấp trung ương thì nghèo. Tôi lại có so sánh ngộ nghỉnh là điểm này hơi khác bên Việt Nam ta. Tỉnh tôi (Kiên Giang) là quê hương của thủ tướng mà vẫn thuộc tỉnh nghèo ở Việt Nam.
Đoàn chúng tôi tạm dừng chân ở một quán bên đường để giải lao và vệ sinh cá nhân. Quán nằm ngay bên cạnh một cái hồ mênh mông như biển. Người hướng dẫn đoàn nói rằng hồ này chỉ được ví như một “Cánh tay của Biển Hồ” mà thôi. Như thế người ta có thể hình dung Biển Hồ rộng lớn như thế nào. Quán có bán đồ lưu niệm (mà phần lớn là made in China) và có phục vụ ăn uống. Tôi chọn một lon bia địa phương, ngồi bên cạnh bờ hồ để nhìn cảnh trời đất và thả hồn trôi nổi theo nước ...
Đang miên man thì quán ồn ào lên vì hai đoàn khác mới đến. Hai đoàn này có cả trăm người, đại đa số là người Việt, Việt kiều Mĩ, nhưng cũng có vài người ngoại quốc. Các nhân viên quán vận sà rong đon đả chào khách, họ nói tiếng Việt rất sỏi và dễ thương. Mấy anh chàng Việt kiều Mĩ cũng mua bia ngồi nhâm nhi so sánh chuyện CPC và Việt Nam. Một anh độ tuổi 60 ngồi đối diện tôi và thân mật hỏi Ở Mĩ về hả, tôi mỉm cười gật đầu và nói ở Úc chứ không phải Mĩ. Thiên lí tha hương ngộ cố tri – người Việt xuất phát bất cứ nơi nào mà gặp nhau ở một vùng không phải là quê hương mình đều rất dễ gần nhau. Chúng tôi trao đổi những câu chuyện thời sự, xã hội, văn nghệ văn gừng rất xôm tụ. Anh Việt kiều Mĩ kinh ngạc sao tôi lại rành xứ Mĩ đến thế, tôi nói tôi từng ở bên đó vài năm và vẫn qua lại mỗi năm mà. Anh Việt kiều Mĩ này sắp nghỉ hưu nên đi một chuyến về Việt Nam và sẵn đó sang CPC chơi luôn. Lần đầu tiên anh về VN sau hơn 30 năm xa cách, nên với anh cái gì cũng mới, và rất dễ xúc cảm khi nhìn thấy cái nghèo ở quê hương. Anh tâm sự với tôi anh là một chuyên gia về hàng không, và mãi suy nghĩ phải làm sao chung tay giúp cho VN khá lên, nhưng với cơ chế (cơ cấu và chế độ) như hiện nay thì Việt kiều đành bó tay.
Cây cầu cổ Kampong Kdei
Từ Srey Vieng đi Siem Reap phải qua một điểm tham quan quan trọng là cây cầu cổ Kampong Kdei nằm trên Quốc lộ 6. Trong tiếng Khmer, Kampong có nghĩa là bến sông. Trong số 23 tỉnh ở CPC có 4 tỉnh có tên là bến, như Kampong Cham, Kampong Thom, Kampong Chmang, Kampong Speu. Do đó, cây cầu này có lẽ dịch là Cầu bến Kơ-đây. Cầu Kampong Kdei nổi tiếng vì kiến trúc và tuổi đời của nó. Cầu chỉ dài 85 m, cao 14 m, và bề mặt rộng 15 m. Chân cầu làm bằng đá ong. Kiến trúc rất giống với những cây cầu Âu châu thời đó, nhưng lại đậm sắc thái Hindu. Hai đầu cầu là tượng rắn thần Naga (loại rắn 7 đầu). Thật ra, thân cầu cũng được thiết kế theo hình dáng thân rắn.
Cầu cổ Kompong Kdei thiết kế theo hình thân rắn, hai đầu cầu có tượng rắn thần 7 đầu.
Chân cầu Kampong Kdei
Một quán bên cầu Kampong Kdei
0 nhận xét:
Post a Comment