Home » , , » Giới khoa học Nga cũng là nạn nhân của tập san dỏm!

Giới khoa học Nga cũng là nạn nhân của tập san dỏm!

Mới đọc một báo cáo về tập san dỏm của một tác giả Nga (1), tôi mới biết mấy bác bên đó cũng là nạn nhân của tập san dỏm (predatory journals)! Trước đây thì giới khoa học Phi châu, Trung Đông, Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, đã là nạn nhân của mấy tập san dỏm. Nhưng không ngờ Nga, nơi mà nền khoa học lâu đời và có tiếng, mà cũng bị mấy tập san dỏm lường gạt!



Báo cáo này cho biết Scopus đã cho "lên đường" 57 tập san dỏm. Đại đa số những tập san này nằm trong danh sách của ông Beall. Câu hỏi đặt ra là giới khoa học Nga đã công bố bao nhiêu bài trên mấy tập san dỏm này. Câu trả lời là trong thời gian 2010-2014 họ công bố 2536 bài! Kinh thật!

Điều thú vị là 94% số đó chỉ công bố trên 4 tập san dỏm. Đó là World Applied Sciences Journal, Advances in Environmental Biology, Life Sciences Journal, Middle East Journal of Scientific Research. Và, họ có xu hướng tự trích dẫn. Số liệu phân tích cho thấy 95% những trích dẫn từ những bài trên các tập san dỏm là được trích dẫn bởi các tác giả ... Nga.

Câu hỏi tôi đặt ra là có tác giả Việt Nam nào đăng bài trên những tập san dỏm này. Vì không có thì giờ, nên tôi chỉ xem qua vài tác giả nhanh (dựa vào họ phổ biến). Chỉ xem qua World Applied Sciences Journal đã có một bài của các tác giả từ Đại học Cần Thơ:

Pham Phuoc Nhan, Nguyen Tien Dong, Ho Thanh Nhan and Nguyen Thi Mai Chi. Effects of OryMaxSL and SiliysolMS on Growth and Yield of MTL560 Rice. World Applied Sciences Journal, Volume 19 Number 5, 2012.

Chưa biết các tập san dỏm khác đã làm tiền được bao nhiêu tác giả Việt Nam.
Cần nói thêm là những tập san trong SCIRP.org của Tàu cũng là một nhóm được xem là "tập san cá mập" và từng nằm trong danh sách của ông Beall (2). Nature thì nói rằng nhóm này không phải là nghiêm túc (3). Nhưng có khá nhiều tác giả Việt Nam công bố ở đây. Chỉ cần gõ "Nguyen" trong cái hộp search là ra một danh sách dài các tác giả Việt Nam. Tôi nghi là cái nhóm SCIRP này là nơi "favorite" của một số người làm khoa học ở VN. Ngạc nhiên thay, SCIRP cũng thu hút khá nhiều tác giả phương Tây!

Các đại học và viện nghiên cứu VN cần phải để ý đến mấy tập san cá mập này, nhất là SCIRP, chứ không thì chỉ tốn tiền vô ích mà còn làm mất uy tín.

===


Danh sách tập san dỏm
và nhà xuất bản dỏm:


0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : toan_dang78@yahoo.com
Copyright © 2013. Luyện Nghe Tiếng Anh - All Rights Reserved